Thực hiện tinh giản biên chế đối với CBCCVC dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đúng không?
Thực hiện tinh giản biên chế đối với CBCCVC dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;
b) Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
c) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
d) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
...
Theo đó, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì sẽ thực hiện tinh giản biên chế.
>> Xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện tinh giản biên chế như thế nào?
Thực hiện tinh giản biên chế đối với CBCCVC dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đúng không? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào sẽ được hưởng trợ cấp khi nghỉ hưu trước tuổi sau khi tinh giản biên chế?
Theo căn cứ tại Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định chính sách nghỉ hưu trước tuổi, những đối tượng tinh giản biên chế sẽ được hưởng trợ cấp bao gồm:
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019.
- Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Thời điểm hưởng chế độ hưu trí của cán bộ công chức viên chức là khi nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí
...
2. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.
3. Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.
Theo đó, thời điểm hưởng chế độ hưu trí của cán bộ công chức viên chức là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.
Trong trường hợp hồ sơ của cán bộ công chức viên chức không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm hưởng chế độ hưu trí.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Đã có mức lương hưu tối đa 2025 của một số đối tượng hưởng mức tăng lương hưu lần 2 sau lần tăng 15%, cụ thể là bao nhiêu?
- Thông báo lịch nghỉ Tết và lưu ý khi nghỉ tết Âm lịch 2025 của các cơ quan, đơn vị thế nào?
- Chốt 02 bảng lương mới của giáo viên các cấp cụ thể số tiền lương cơ bản được trình Trung ương xem xét vào thời gian nào?
- Chính thức 05 bảng lương cán bộ công chức viên chức 2025 theo Nghị quyết mới ra sao?