Thừa phát lại có được miễn đào tạo nghề đấu giá không?

Thừa phát lại có được miễn đào tạo nghề đấu giá không?

Thừa phát lại có được miễn đào tạo nghề đấu giá không?

Căn cứ Điều 12 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:

Người được miễn đào tạo nghề đấu giá
1. Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên.
2. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên.

Theo đó, người đã là thừa phát lại có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên được miễn đào tạo nghề đấu giá.

Thừa phát lại có được miễn đào tạo nghề đấu giá không?

Thừa phát lại có được miễn đào tạo nghề đấu giá không? (Hình từ Internet)

Tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ Điều 11 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:

Đào tạo nghề đấu giá
1. Người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Luật này, có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá.
2. Thời gian khóa đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng. Người hoàn thành khóa đào tạo nghề đấu giá được cơ sở đào tạo nghề đấu giá cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.

Dẫn chiếu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:

Tiêu chuẩn đấu giá viên
Đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
...

Theo đó, điều kiện để tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá bao gồm:

- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng.

- Có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá.

Nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện hành vi gì?

Căn cứ Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016 (có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 10 Điều 73 Luật Giá 2023) quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;
b) Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;
c) Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
d) Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
đ) Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
2. Nghiêm cấm tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho tổ chức khác sử dụng tên, Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức mình để hành nghề đấu giá tài sản;
b) Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
c) Cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
d) Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi;
đ) Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá ngoài giá dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, chi phí dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;
e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
3. Nghiêm cấm Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện các hành vi quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều này.
4. Nghiêm cấm người có tài sản đấu giá thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
b) Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
c) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
5. Nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
b) Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
c) Cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá;
d) Đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
đ) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.

Theo đó, nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:

- Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;

- Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;

- Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;

- Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;

- Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.

Thừa phát lại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thừa phát lại thực hiện không đúng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì bị xử lý vi phạm thế nào?
Lao động tiền lương
Thừa phát lại có được kiêm nhiệm thêm nghề đấu giá tài sản không?
Lao động tiền lương
Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính có bị tạm đình chỉ hành nghề không?
Lao động tiền lương
Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng theo yêu cầu của ai?
Lao động tiền lương
Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng đúng không?
Lao động tiền lương
Tốt nghiệp cao đẳng được làm Thừa phát lại hay không?
Lao động tiền lương
Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt của mình cho cơ quan nào?
Lao động tiền lương
Thừa phát lại có bị giới hạn độ tuổi hành nghề không?
Lao động tiền lương
Được sửa những lỗi nào đối với vi bằng đã được Thừa phát lại lập?
Lao động tiền lương
Thừa phát lại không được làm những gì trong quan hệ với đồng nghiệp và Văn phòng Thừa phát lại?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thừa phát lại
227 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào