Thủ tục doanh nghiệp dịch vụ việc làm rút tiền ký quỹ hiện nay như thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được rút tiền ký quỹ?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Việc làm 2013 thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm muốn được cấp phép hoạt động thì phải bắt buộc ký quỹ.
Việc rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
Rút tiền ký quỹ
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính quyết định cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp không được cấp giấy phép;
b) Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép;
c) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng nhận ký quỹ khác;
d) Doanh nghiệp gặp khó khăn, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động, người sử dụng lao động do vi phạm quy định về dịch vụ việc làm sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn bồi thường theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính quyết định cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 35 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
...
6. Tổ chức cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hoặc ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
...
Như vậy, thẩm quyền quyết định cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ thuộc về Ủy ban nhân dân tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thủ tục doanh nghiệp dịch vụ việc làm rút tiền ký quỹ hiện nay như thế nào?
Thủ tục doanh nghiệp dịch vụ việc làm rút tiền ký quỹ hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 23/2021/NĐ-CP về thủ tục rút tiền ký quỹ như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ cho Sở LĐTBXH
- Doanh nghiệp gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ.
Bước 2: Sở LĐTBXH xem xét hồ sơ
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, xác thực hồ sơ, việc hoàn thành các nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép
- Sở LĐTBXH trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ, phương án sử dụng tiền ký quỹ (nếu có), gửi doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ.
- Trường hợp không đồng ý về việc rút tiền ký quỹ thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho ngân hàng nhận ký quỹ
- Sau khi có văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định tại ngân hàng nhận ký quỹ.
Bước 4: Nhận tiền ký quỹ
- Ngân hàng nhận ký quỹ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp, nếu đúng quy định thì ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp thực hiện rút tiền ký quỹ trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ rút tiền ký quỹ.
- Trường hợp doanh nghiệp rút tiền ký quỹ do doanh nghiệp gặp khó khăn, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động, người sử dụng lao động do vi phạm quy định về dịch vụ việc làm sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn bồi thường theo quy định của pháp luật thì việc thanh toán, bồi thường cho người lao động, người sử dụng lao động do ngân hàng nhận ký quỹ trực tiếp chi trả theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
Hồ sơ doanh nghiệp dịch vụ việc làm đề nghị rút tiền ký quỹ hiện nay như thế nào?
Hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ gửi đến Sở LĐTBXH
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
- Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm tại ngân hàng nhận ký quỹ khác đối với trường hợp rút tiền ký quỹ khi doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng nhận ký quỹ khác.
- Báo cáo việc hoàn thành nghĩa vụ và văn bản chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ đối với trường hợp rút tiền ký quỹ khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép.
- Phương án sử dụng số tiền rút từ tài khoản ký quỹ gồm lý do, mục đích rút tiền ký quỹ; danh sách người lao động, người sử dụng lao động, số tiền, thời gian, phương thức thanh toán đối với trường hợp rút tiền ký quỹ khi doanh nghiệp gặp khó khăn, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động, người sử dụng lao động do vi phạm quy định về dịch vụ việc làm sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ rút tiền ký quỹ gửi ngân hàng nhận ký quỹ
Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
- Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định.
- Văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 23/2021/NĐ- CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
- Chứng từ rút tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ (nếu có).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?