Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đối với điều dưỡng hiện nay được quy định thế nào?
Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đối với điều dưỡng hiện nay được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 33 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Điều chỉnh giấy phép hành nghề
1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng khi bổ sung, thay đổi phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Điều kiện điều chỉnh giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đã hoàn thành chương trình đào tạo về chuyên môn kỹ thuật phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị điều chỉnh do cơ sở đào tạo, bệnh viện cấp;
b) Đáp ứng yêu cầu về thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với một số lĩnh vực chuyên môn;
c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề;
b) Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Người đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải điều chỉnh giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề thì thời hạn điều chỉnh là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đối với điều dưỡng hiện nay được quy định như sau:
- Điều dưỡng nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải điều chỉnh giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề thì thời hạn điều chỉnh là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đối với điều dưỡng hiện nay được quy định thế nào?
Thẩm quyền điều chỉnh giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đối với điều dưỡng thuộc về ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề
1. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Bộ Công an cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
...
Theo đó, thẩm quyền điều chỉnh giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đối với điều dưỡng được quy định như sau:
- Bộ Y tế điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với điều dưỡng làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
- Bộ Quốc phòng điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với điều dưỡng làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
- Bộ Công an điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với điều dưỡng làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
- Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với điều dưỡng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Phạm vi hành nghề của điều dưỡng hiện nay được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định:
Phạm vi hành nghề của người hành nghề
...
6. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là y sỹ:
a) Y sỹ đa khoa: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số X ban hành kèm theo Thông tư này (bao gồm các kỹ thuật sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ);
b) Y sỹ y học cổ truyền: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số XI ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là điều dưỡng quy định tại Phụ lục số XII ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, phạm vi hành nghề của điều dưỡng hiện nay được quy định tại Phụ lục số XII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT
Tải về danh mục phạm vi hành nghề của điều dưỡng Tại đây
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?