Thứ trưởng Bộ Tư pháp được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo là bao nhiêu?
Thứ trưởng Bộ Tư pháp được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo là bao nhiêu?
Căn cứ Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước quy định tại tiểu mục 1 Mục I ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:
Số thứ tự | Chức danh lãnh đạo | Hệ số | Mức phụ cấp thực hiện từ 01/7/2023 |
1 | Thứ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ | 1,30 | 2.340.000 |
2 | Vụ trưởng và tương đương, Chánh văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ | 1,00 | 1.800.000 |
3 | Phó vụ trưởng và tương đương, Phó chánh văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ | 0,80 | 1.440.000 |
4 | Trưởng phòng thuộc Vụ và các tổ chức tương đương | 0,60 | 1.080.000 |
5 | Phó trưởng phòng thuộc Vụ và các tổ chức tương đương | 0,40 | 720.000 |
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay làm căn cứ tính phụ cấp nêu trên là 1.800.000 đồng/tháng.
Như vậy, theo quy định trên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp sẽ được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện tại là 2.340.000 đồng/tháng.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thứ trưởng Bộ Tư pháp sẽ do ai bổ nhiệm?
Căn cứ Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 98
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Tiêu chuẩn đối với người giữ chức danh Thứ trưởng Bộ Tư pháp là gì?
Theo tiết d tiểu mục 2.15 Mục 2 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định như sau:
Chức danh khối cơ quan Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước
...
d) Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
Có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành chương trình, kế hoạch và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện trong ngành, lĩnh vực được phân công. Có năng lực phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết liệt, kịp thời giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng hoặc tương đương trở lên hoặc phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân trở lên của cấp tỉnh.
...
Theo đó, tiêu chuẩn chức danh Thứ trưởng Bộ Tư pháp bao gồm:
- Có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế;
- Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành chương trình, kế hoạch và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện trong ngành, lĩnh vực được phân công;
- Có năng lực phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước;
- Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết liệt, kịp thời giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng hoặc tương đương trở lên hoặc phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân trở lên của cấp tỉnh.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?