Thông tư 19: Chính sách đối với trường hợp sĩ quan thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
- Thông tư 19: Chính sách đối với trường hợp sĩ quan thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
- Kinh phí thực hiện các chính sách cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ đâu?
- Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong thực hiện chính sách, chế độ các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của mình khi sắp xếp tổ chức bộ máy ra sao?
Thông tư 19: Chính sách đối với trường hợp sĩ quan thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 19/2025/TT-BQP:
Chính sách đối với các trường hợp thôi giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy quản lý hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy
Các đối tượng quy định tại Thông tư này khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy quản lý hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 11 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy, thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
Như vậy, chính sách đối với trường hợp sĩ quan thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức bộ máy theo Thông tư 19 như sau:
Sĩ quan lãnh đạo quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do sắp xếp tổ chức bộ máy, thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
Thông tư 19: Chính sách đối với trường hợp sĩ quan thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào? (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện các chính sách cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 19/2025/TT-BQP:
Kinh phí bảo đảm
Kinh phí bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14, khoản 15 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP.
Như vậy, theo Điều 16 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14, khoản 15 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí thực hiện các chính sách cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ:
- Đối với cán bộ, công chức; cán bộ, công chức cấp xã; lực lượng vũ trang và người lao động (trừ người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập): Do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ: Từ các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết chính sách, chế độ.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ: Do ngân sách nhà nước cấp bổ sung.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên: Từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu hợp pháp khác. Ngân sách nhà nước sẽ bố trí kinh phí giải quyết chính sách, chế độ trên số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức: Ngoài kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức đã được bố trí hằng năm theo quy định, được cấp bổ sung kinh phí đào tạo, bồi dưỡng bằng 5% tổng quỹ lương cơ bản (không bao gồm phụ cấp) trong năm đầu thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm đủ toàn bộ khoản kinh phí tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất cho thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ hưu trước tuổi trong thời gian từ đủ 05 năm đến đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
- Đối với người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với các tổ chức hành chính kết thúc việc thực hiện cơ chế tài chính đặc thù như đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong thực hiện chính sách, chế độ các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của mình khi sắp xếp tổ chức bộ máy ra sao?
Theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 19/2025/TT-BQP quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng như sau:
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng; quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định;
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhân sự; đồng thời, chỉ đạo ngành nghiệp vụ phối hợp với cơ quan quản lý nhân sự theo phân cấp thẩm định danh sách đối tượng, kinh phí thực hiện chính sách, chế độ theo quy định;
- Tổng hợp dự toán kinh phí của các đơn vị, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị Nhà nước bảo đảm kinh phí để triển khai thực hiện;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách và giải quyết những vướng mắc, phát sinh.











- Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?
- Thống nhất bãi bỏ toàn bộ hệ số lương, lương cơ sở, xác định mức lương mới của CBCCVC và LLVT thay thế trong bảng lương chiếm 70% tổng quỹ lương sau năm 2026 có đúng không?
- Quyết định nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi cho CBCCVC theo Công văn 1814, cụ thể thế nào?
- Cụ thể những ngày nghỉ Tết Âm lịch 2026 của người lao động và cán bộ công chức viên chức sẽ do ai quyết định?
- Chốt số lượng cán bộ công chức cấp xã hưởng chế độ Nghị định 178 đến ngày 31/12/2025 theo báo cáo tại Công văn 1986 phải không?