Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y mới nhất như thế nào?

Tôi được biết là vừa có Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định về việc cấp giấy chứng nhận lương y. Cho tôi hỏi là cần có những điều kiện gì để được cấp giấy chứng nhận lương y? Câu hỏi của chị P.Y (Hải Dương)

Các chức danh chuyên môn nào phải có giấy phép hành nghề?

Căn cứ Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:

Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề
1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sỹ;
c) Điều dưỡng;
d) Hộ sinh;
đ) Kỹ thuật y;
e) Dinh dưỡng lâm sàng;
g) Cấp cứu viên ngoại viện;
h) Tâm lý lâm sàng;
i) Lương y;
k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn.

Theo đó, các chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:

- Bác sỹ;

- Y sỹ;

- Điều dưỡng;

- Hộ sinh;

- Kỹ thuật y;

- Dinh dưỡng lâm sàng;

- Cấp cứu viên ngoại viện;

- Tâm lý lâm sàng;

- Lương y;

- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

hinh3

Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y mới nhất như thế nào? (Hình từ Internet)

Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y mới nhất như thế nào?

Tại Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-BYT, điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y được quy định như sau:

Điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y đối với đối tượng đã được chuẩn hóa lương y có đủ các chứng chỉ học phần quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-BYT, trước ngày 30 tháng 6 năm 2004 nhưng chưa được kiểm tra sát hạch gồm:

- Có đủ 10 chứng chỉ học phần do cơ sở đào tạo y, dược hoặc Trung ương Hội Đông y Việt Nam hoặc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền (Viện, bệnh viện y học cổ truyền) phối hợp với trường trung cấp hoặc cao đẳng y tế, Hội Đông y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội Đông y tỉnh) tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa và cấp trước ngày 30 tháng 6 năm 2004. Các chứng chỉ học phần bao gồm:

Lý luận cơ bản về y học cổ truyền;

Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh nội khoa;

Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh ngoại khoa;

Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh nhi khoa;

Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh phụ khoa;

Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh ngũ quan;

Chứng chỉ điều trị bằng những phương pháp không dùng thuốc;

Chứng chỉ dược liệu học;

Chứng chỉ về bào chế;

Chứng chỉ về các bài thuốc cổ phương.

- Trình độ học vấn: Người sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 1960 và dân tộc ít người phải đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ; người sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 1960 trở về sau phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương;

- Có kết quả đạt tại kỳ kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư này.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y đối với đối tượng đã được Trung ương Hội Đông y Việt Nam cấp giấy chứng nhận lương y chuyên sâu trước ngày 30 tháng 6 năm 2004 bao gồm:

- Có giấy chứng nhận lương y chuyên sâu do Trung ương Hội Đông y Việt Nam cấp trước ngày 30 tháng 6 năm 2004;

- Trình độ học vấn: Người sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 1960 và dân tộc ít người phải đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ; người sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 1960 trở về sau phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương;

- Có kết quả đạt tại kỳ kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư này.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y đối với đối tượng đã được Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam bồi dưỡng và được Ban Trị sự Trung ương Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam) trước ngày 30 tháng 6 năm 2004 bao gồm:

- Có giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam) do Ban Trị sự Trung ương Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam cấp trước ngày 30 tháng 6 năm 2004;

- Trình độ học vấn: Người sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 1960 và dân tộc ít người phải đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ; người sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 1960 trở về sau phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương;

- Có kết quả đạt tại kỳ kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư này.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y đối với đối tượng đã được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân có phạm vi hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền nhưng không phải là bác sỹ, y sỹ y học cổ truyền và chưa được cấp giấy chứng nhận lương y bao gồm:

- Người có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề được cấp theo quy định của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân, trong đó phạm vi hành nghề là khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền nhưng không phải là bác sỹ, y sỹ y học cổ truyền và chưa được cấp giấy chứng nhận lương y.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y đối với đối tượng đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên bao gồm:

- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp từ đủ 30 năm trở lên:

Nếu người khám bệnh, chữa bệnh tại Trạm y tế cấp xã thì phải được Trưởng trạm y tế xác nhận bằng văn bản; căn cứ để xác nhận dựa vào hợp đồng lao động hoặc giấy tờ khác chứng minh đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, không có sai sót về chuyên môn và được người bệnh tín nhiệm;

Nếu người khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì phải được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó xác nhận;

Người xác nhận quy định tại điểm này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận của mình.

- Có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên tính đến ngày 26 tháng 11 năm 2015.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y đối với đối tượng có kết quả đạt tại kỳ kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư 13/1999/TT-BYT trước ngày 14 tháng 02 năm 2004 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận lương y bao gồm:

Đạt kết quả kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư 13/1999/TT-BYT nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận lương y.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận lương y thuộc về cá nhân, tổ chức nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định như sau:

Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận lương y:
1. Bộ trưởng Bộ Y tế giao Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận lương y đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư này theo mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận lương y đối với đối tượng quy định tại khoản 1, 4, 5 và khoản 6 Điều 1 Thông tư này theo mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó:

Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận lương y đối với:

- Đối tượng đã được Trung ương Hội Đông y Việt Nam cấp giấy chứng nhận lương y chuyên sâu trước ngày 30 tháng 6 năm 2004;

- Đối tượng đã được Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam bồi dưỡng và được Ban Trị sự Trung ương Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam) trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.

Người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận lương y đối với:

- Đối tượng đã được chuẩn hóa lương y có đủ các chứng chỉ học phần quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này trước ngày 30 tháng 6 năm 2004 nhưng chưa được kiểm tra sát hạch;

- Đối tượng đã được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân có phạm vi hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền nhưng không phải là bác sỹ, y sỹ y học cổ truyền và chưa được cấp giấy chứng nhận lương y;

- Đối tượng đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên;

- Đối tượng có kết quả đạt tại kỳ kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư 13/1999/TT-BYT trước ngày 14 tháng 02 năm 2004 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận lương y.

Giấy chứng nhận lương y
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận lương y mới nhất là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Có thu hồi giấy chứng nhận lương y khi được cấp không đúng thẩm quyền không?
Lao động tiền lương
Tổ thư ký kiểm tra sát hạch cấp giấy chứng nhận lương y phải rà soát hồ sơ trong thời hạn bao lâu?
Lao động tiền lương
Hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận lương y được gửi qua những phương thức nào?
Lao động tiền lương
Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận lương y thuộc về ai?
Lao động tiền lương
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận lương y đối với người đã được chuẩn hóa lương y nhưng chưa được kiểm tra sát hạch gồm những gì?
Lao động tiền lương
Thời hạn cấp giấy chứng nhận lương y đối với người đã đạt kỳ kiểm tra sát hạch là bao lâu?
Lao động tiền lương
Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận lương y?
Lao động tiền lương
Tổ thư ký kiểm tra sát hạch trước khi cấp giấy chứng nhận lương y gồm bao nhiêu thành viên?
Lao động tiền lương
Giấy chứng nhận lương y bị thu hồi trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giấy chứng nhận lương y
737 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào