Thông tin liên hệ cơ quan bảo hiểm thất nghiệp Vũng Tàu là gì?
Ai phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Căn cứ Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động tham gia hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trừ người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình.
Thông tin liên hệ cơ quan bảo hiểm thất nghiệp Vũng Tàu là gì?
Thông tin liên hệ cơ quan bảo hiểm thất nghiệp Vũng Tàu là gì?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, cơ quan giải quyết bảo hiểm thất nghiệp Vũng Tàu là Trung tâm Dịch vụ việc làm Bà Rịa Vũng Tàu, cụ thể:
Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có trụ sở chính đặt tại địa chỉ:
+Số 221, đường Ba Cu, phường 4, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+Số điện thoại: 0254 3859975 hoặc 0254 3807371 hoặc 0254 38527374
+Fax: 064 3807371 hoặc 064 3531501
+Website: www.vlvungtau.vieclamvietnam.gov.vn
Ngoài ra, có thêm một số văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cụ thể:
– Trung tâm giải quyết Bảo hiểm thất nghiệp tại Thành phố Bà Rịa:
+Số 764, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Long Toàn, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+Số điện thoại: 02543.3738.750
– Trung tâm giải quyết Bảo hiểm thất nghiệp huyện Tân Thành:
+Số 368, đường Độc Lập, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+Số điện thoại: 02543.3922.990
– Trung tâm giải quyết Bảo hiểm thất nghiệp huyện Châu Đức:
+Số 332, đường Hùng Vương, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+Số điện thoại: 02543.3961.828
– Trung tâm giải quyết Bảo hiểm thất nghiệp huyện Xuyên Mộc:
+Số 330, Quốc lộ 50 – Khu phố Thạnh Sơn, thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+Số điện thoại: 02543.3777.456
– Trung tâm giải quyết Bảo hiểm thất nghiệp Phú Mỹ:
+Số 368 Độc Lập, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ
+Số điện thoại: 02543.3922.990
Lưu ý: Các cơ quan trên có thời gian làm việc: Sáng (7h30 – 11h00); chiều (13h30 – 16h00); trừ Thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ, Tết.
Thời gian nào đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Căn cứ Điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tham khảo thêm Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp: TẢI VỀ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?