Thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề luật sư khóa 25 lần 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội?
- Thông báo tuyển sinh lớp luật sư khóa 25 lần 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội?
- Hồ sơ dự tuyển của lớp đào tạo nghề luật sư khóa 25 lần 2 tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh có những gì?
- Thủ tục và thời hạn nộp hồ sơ lớp đào tạo nghề luật sư khóa 25 lần 2 tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh được quy định thế nào?
- Ai được miễn đào tạo nghề Luật sư?
Thông báo tuyển sinh lớp luật sư khóa 25 lần 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội?
Căn cứ nội dung tại Mục 1, 2, 3, 4 Thông báo 714 /TB-HVTP năm 2023 của Học viện Tư pháp có quy định về chương trình đào tạo, đối tượng, hình thức xét tuyển và lớp học của lớp luật sư khóa 25 lần 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội như sau:
(1) Chương trình đào tạo: Chương trình chi tiết đào tạo nghề luật sư được ban hành kèm theo Quyết định 79/QĐ-HVTP ngày 27 tháng 01 năm 2023 của Giám đốc Học viện Tư pháp.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo theo tín chỉ (36 tín chỉ).
- Thời gian đào tạo: 12 tháng.
- Văn bằng tốt nghiệp: Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
- Địa điểm đào tạo:
+ Tại TP. Hà Nội: Học viện Tư Pháp, phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
+ Tại TP. Hồ Chí Minh: Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh - Số 821 Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
(2) Đối tượng: Người có trình độ từ cử nhân luật trở lên.
(3) Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
(4) Các lớp học:
- Lớp học ban ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu;
- Lớp học buổi tối từ thứ Hai đến thứ Sáu;
- Lớp học ban ngày thứ Bảy và Chủ nhật.
Chi tiết Thông báo 714 /TB-HVTP năm 2023 : Tải về
Thông báo tuyển sinh lớp luật sư khóa 25 lần 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội? (Hình từ Internet)
Hồ sơ dự tuyển của lớp đào tạo nghề luật sư khóa 25 lần 2 tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh có những gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 6 Thông báo 714/TB-HVTP năm 2023 quy định về hồ sơ dự tuyển và thủ tục, thời hạn nộp hồ sơ của lớp đào tạo nghề Luật sư khóa 25 lần 2 được quy định như sau:
Thí sinh chuẩn bị Hồ sơ dự tuyển theo mẫu của Học viện Tư pháp
(Thí sinh tải hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử của Học viện Tư pháp: http://hocvientuphap.edu.vn/daotao/Pages/cac-mau-don.aspx?ItemID=9)
Mỗi thí sinh nộp 02 bộ hồ sơ (bản giấy) gồm:
- 02 Sơ yếu lý lịch (theo mẫu của Học viện Tư pháp);
- 02 Phiếu đăng ký tuyển sinh dán ảnh (theo mẫu của Học viện Tư pháp);
- 02 Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên. Đối với bằng tốt nghiệp ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc văn bản xác định trường hợp không phải công nhận văn bằng tương đương;
- 04 ảnh 4x6 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của thí sinh ở mặt sau ảnh);
- 02 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
Thủ tục và thời hạn nộp hồ sơ lớp đào tạo nghề luật sư khóa 25 lần 2 tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh được quy định thế nào?
Về thời gian và thủ tục nộp hồ sơ được nêu tại Mục 6 Thông báo 714/TB-HVTP năm 2023 như sau:
(1) Thời gian nộp hồ sơ
Hết ngày 28/7/2023;
(2) Thủ tục nộp hồ sơ
Thí sinh có thể nộp hồ sơ dự tuyển theo 2 phương thức:
- Nộp hồ sơ dự tuyển trực tiếp;
- Gửi hồ sơ dự tuyển qua bưu điện.
Ai được miễn đào tạo nghề Luật sư?
Về đào tạo nghề luật sư thì tại Điều 12 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định:
Đào tạo nghề luật sư
1. Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
2. Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
3. Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
Căn cứ Điều 13 Luật Luật sư 2006 quy định về trường hợp miễn đào tạo nghề luật sư như sau:
Người được miễn đào tạo nghề luật sư
1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Như vậy nếu thuộc các đối tượng nêu trên sẽ không phải tham gia đào tạo nghề luật sư.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?