Thời hạn kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Quân nhân chuyên nghiệp hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất thì được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ có đúng không?
Căn cứ tại Điều 8a Thông tư 170/2016/TT-BQP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP quy định:
Đối tượng, điều kiện kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ
1. Đối tượng:
a) Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng trở lên đang đảm nhiệm các chức danh: Kỹ thuật viên, Nhân viên Kỹ thuật, Huấn luyện viên, Nghệ sĩ, Nhạc sĩ, Diễn viên làm việc đúng chuyên ngành đào tạo ở các cơ sở nghiên cứu, nhà trường, bệnh viện, trung tâm thể dục thể thao, đoàn nghệ thuật, nhà máy, doanh nghiệp quốc phòng; đơn vị đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
b) Quân nhân chuyên nghiệp đang làm việc thuộc các chuyên ngành hẹp được đào tạo công phu hoặc chuyên ngành Quân đội chưa đào tạo được; thợ bậc cao.
c) Quân nhân chuyên nghiệp đang đảm nhiệm chức vụ chỉ huy, quản lý ở các nhà máy, doanh nghiệp quốc phòng.
d) Quân nhân chuyên nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
2. Điều kiện:
Quân nhân chuyên nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đơn vị có biên chế và nhu cầu sử dụng;
b) Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; chưa có người thay thế; tự nguyện tiếp tục phục vụ tại ngũ;
c) Có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giỏi; tay nghề cao; chất lượng, hiệu quả công tác tốt.
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ khi có đủ các điều kiện sau:
- Đơn vị có biên chế và nhu cầu sử dụng;
- Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm theo quy định; chưa có người thay thế; tự nguyện tiếp tục phục vụ tại ngũ;
- Có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giỏi; tay nghề cao; chất lượng, hiệu quả công tác tốt.
Như vậy, hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất chỉ là một trong những điều kiện để quân nhân chuyên nghiệpthì được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ.
Lưu ý: chỉ những đối tượng quân nhân chuyên nghiệp quy định ở khoản 1 Điều 8a Thông tư 170/2016/TT-BQP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP mới được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ.
Thời hạn kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Thời hạn kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8b Thông tư 170/2016/TT-BQP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP quy định:
Thời hạn kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ
1. Thời hạn kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm so với hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm nhưng không quá tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh tăng theo lộ trình của Bộ luật Lao động.
2. Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8a Thông tư này, nếu kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ thì thôi đảm nhiệm chức vụ chỉ huy, quản lý; trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
3. Trong thời gian kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quân nhân chuyên nghiệp không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 8a Thông tư này, thì đơn vị xét thôi phục vụ tại ngũ.
Theo đó, thời hạn kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như sau:
- Không quá 5 năm so với hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm nhưng không quá tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh tăng theo lộ trình của Bộ luật Lao động 2019.
- Quân nhân chuyên nghiệp đang đảm nhiệm chức vụ chỉ huy, quản lý ở các nhà máy, doanh nghiệp quốc phòng nếu kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ thì thôi đảm nhiệm chức vụ chỉ huy, quản lý; trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
- Trong thời gian kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quân nhân chuyên nghiệp không đáp ứng một trong các điều kiện kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ thì đơn vị xét thôi phục vụ tại ngũ.
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định việc bố trí sử dụng quân nhân chuyên nghiệp?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
Bố trí sử dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Mỗi vị trí chức danh trong tổ chức biên chế của Quân đội nhân dân chỉ quy định một đối tượng sử dụng là quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân quốc phòng hoặc viên chức quốc phòng.
2. Căn cứ quy định tại Điều 3 của Luật này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc bố trí sử dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc bố trí sử dụng quân nhân chuyên nghiệp.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?