Thời gian xét tuyển bổ sung đợt 2 2024 của các trường là khi nào? Sinh viên học ngành nào được giảm hơn 50% học phí?
Thời gian xét tuyển bổ sung đợt 2 2024 của các trường là khi nào?
Theo Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024 thì từ ngày 13/8 đến 17 giờ 00 ngày 17/8/2024 cơ sở đào tạo sẽ tổ chức xét tuyển đại học và xử lý nguyện vọng trên Hệ thống để xác định nguyện vọng trúng tuyển (Nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng mà thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển nếu có).
Theo đó, chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 19/8/2024 các cơ sở đào tạo sẽ thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1.
Đồng thời, từ ngày 28/8/2024 đến tháng 12/2024, thí sinh có nhu cầu xét tuyển đại học các đợt bổ sung của cơ sở đào tạo, thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của cơ sở đào tạo (nếu cơ sở đào tạo xét tuyển bổ sung).
Lưu ý: Thí sinh đã trúng tuyển và đã xác nhận nhập học không được xét tuyển bổ sung, trừ các trường hợp được thủ trưởng cơ sở đào tạo cho phép không nhập học.
Như vậy, từ ngày 28/8/2024 đến tháng 12/2024 thí sinh có thể đăng ký xét tuyển đại học bổ sung. Thông tin xét tuyển bổ sung của các trường sẽ được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh (nếu cơ sở đào tạo xét tuyển bổ sung).
Xem thêm:
>> Hạn chót xác nhận nhập học sau khi trúng tuyển đại học 2024
>> Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dành cho thí sinh thi lại theo chương trình cũ hay mới?
>> Các trường đại học xét tuyển bổ sung đợt 2 2024 là trường nào?
Sinh viên học ngành nào được giảm hơn 50% học phí?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định:
Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
b) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, sinh viên học các ngành sau sẽ được giảm hơn 50% là 70% học phí khi học các ngành nghề bao gồm:
- Sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
- Sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền vẫn được giảm 70% học phí mà không quy định về ngành học.
Mức học phí đại học năm học 2024-2025 hệ chính quy của các trường đại học công lập là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP quy định về mức thu học phí năm học 2024-2025 như sau:
Học phí đối với giáo dục đại học
...
2. Học phí từ năm học 2023 - 2024 đến năm học 2026 - 2027 như sau:
a) Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:
...
b) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;
c) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;
d) Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
...
Như vậy, mức thu học phí tối đa với các trường đại học công lập chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên trong năm học 2024-2025 được thực hiện theo bảng sau:
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?