Thời gian thử việc tối đa đối với người làm công việc part time là bao nhiêu ngày?
Thời gian thử việc tối đa đối với người làm công việc part time là bao nhiêu ngày?
Đầu tiên, cần xác định rõ thử việc phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, sự thỏa thuận này có thể được ghi trong hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng làm động có điều khoản quy định về thử việc. Chứ pháp luật không ràng buộc phải thử việc trước rồi mới vào làm chính thức.
(Điều 24 Bộ luật Lao động 2019)
Thời gian thử việc thì do hai bên tự thỏa thuận với nhau, căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng phải đảm bảo chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.
Ngoài ra, tại Bộ luật Lao động 2019 cũng lưu ý thêm là đối với nhóm đối tượng người lao động ký hợp đồng lao động dưới 1 tháng thì không áp dụng thử việc.
Và thời gian thử việc tối đa:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Thông thường đối với công việc part time thì hay gặp hai trường hợp là thử việc 2 tháng (không quá 60 ngày) và thử việc không quá 6 ngày.
Ở đây pháp luật chỉ quy định con số tối đa cho các bên tự thỏa thuận. Ví dụ: đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thì các bên có quyền thỏa thuận thử việc 1 tháng, 1 tháng rưỡi,...miễn sao đảm bảo ít hơn 60 ngày là được.
Do đó, đối với công việc part time thì thường sẽ thử việc không quá 60 ngày, hoặc không quá 6 ngày tùy vào tính chất phức tạp của công việc.
(Điều 25 Bộ luật Lao động 2019)
Thời gian thử việc tối đa đối với người làm công việc part time là bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Làm việc part time có cần phải ký hợp đồng lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hợp đồng lao động
1.Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2.Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp.
Theo quy định này, người sử dụng lao động bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động trước khi nhận người lao động vào làm việc. Do đó, giao kết hợp đồng lao động là bắt buộc dù cho người lao động làm việc part time hay full time.
Bên cạnh đó, nếu các bên giao kết hợp đồng với tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. Như vậy, nếu nhà tuyển dụng và người lao động giao kết hợp đồng làm việc partime có nội dung thể hiện quan hệ lao động thì được xác định là hợp đồng lao động.
Người lao động làm việc part time cũng được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. Người sử dụng lao động còn phải tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc part time nếu họ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Đối với hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
LƯU Ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Có được khấu trừ thuế 10% trả cho người làm việc part time không?
Theo quy định tại điểm b.1 và điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
...
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
...
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
...
Căn cứ theo quy định trên, có thể chia thành 02 trường hợp trả thu nhập cho người lao động làm việc part time:
Trường hợp thứ nhất, người sử dụng lao động và người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn, khi này người sử dụng lao động sẽ khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần trước khi trả thu nhập cho người lao động.
Trường hợp thứ hai, người sử dụng lao động và người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng và có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì người sử dụng lao động sẽ khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho người lao động.
Như vậy, khi trả thu nhập cho người lao động làm việc part time, người sử dụng lao động cần xác định rõ loại hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên thuộc và số tiền trả thu nhập để xác định khấu trừ thuế theo trường hợp nào.
Nếu người sử dụng lao động và người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng và có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì người sử dụng lao động sẽ khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho người lao động.
Cần lưu ý: Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?