Thời gian tham gia chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp trong bao lâu?

Tôi là chuyên viên cao cấp, tôi chuẩn bị tham gia chương trình đào tạo, tôi thắc mắc thời gian tham gia là bao lâu? đánh giá kết quả như thế nào? Câu hỏi của chị Dung (Lâm Đồng)

Kiến thức trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 4 Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BNV năm 2020 có quy định về khối lượng kiến thức như sau:

1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
a) Khối lượng kiến thức
Chương trình có 20 chuyên đề giảng dạy và 04 chuyên đề báo cáo, đi thực tế và viết đề án, được chia 3 phần:
- Phần I: Kiến thức chung, bao gồm 10 chuyên đề nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức quản lý nhà nước và 02 chuyên đề báo cáo;
- Phần II: Những kỹ năng cơ bản, bao gồm 10 chuyên đề phát triển kỹ năng thực thi công vụ và 02 chuyên đề báo cáo;
- Phần III: Khai giảng, đi thực tế, viết đề án cuối khóa, bế giảng.

Thời gian tham gia chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp trong bao lâu?

Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp (Hình từ Internet)

Thời gian tham gia chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp trong bao lâu?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 4 Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BNV năm 2020 có quy định về thời gian bồi dưỡng như sau:

Tổng thời gian bồi dưỡng là 6 tuần làm việc, thời lượng là 240 tiết (30 ngày làm việc x 8 tiết/ngày), trong đó:

STT

Hoạt động

Số tiết

1

Lý thuyết

80

2

Thảo luận

120

3

Chuyên đề báo cáo

16

4

Kiểm tra (2 lần)

04

5

Đi thực tế

08

6

Viết đề án

08

7

Khai giảng, bế giảng và phát chứng chỉ

4

Tổng số

240


Giảng viên giảng dạy trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BNV năm 2020 có quy định về tiêu chuẩn giảng dạy như sau:

2. Đối với việc giảng dạy
a) Giảng viên
- Giảng viên giảng dạy phải đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời có kiến thức chuyên sâu về quản lý nhà nước (đối với giảng viên cơ hữu), nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực (đối với giảng viên thỉnh giảng);
- Trình bày chuyên đề báo cáo là giảng viên hoặc những nhà quản lý, nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà nước, có khả năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT -BNV ngày 08/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
- Giảng viên và giảng viên thỉnh giảng phải đầu tư nghiên cứu tài liệu, cập nhật các văn bản mới, kiến thức mới, tập hợp các bài tập, tình huống điển hình trong thực tiễn để bảo đảm giảng dạy có chất lượng, sát với tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của chuyên viên cao cấp; chuẩn bị giáo án, tài liệu trước khi giảng dạy; giới thiệu tài liệu tham khảo phù hợp với từng chuyên đề;
- Học viện Hành chính Quốc gia có trách nhiệm cụ thể hóa quy định tiêu chuẩn giảng viên giảng dạy chương trình này, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Đánh giá học tập chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp được quy định ra sao?

Căn cứ theo Mục 7 Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BNV năm 2020 có quy định thêm về việc đánh giá học tập chương trình như sau:

1. Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của Học viện hành chính Quốc gia. Học viên tham gia tối thiểu 80% thời gian chương trình.
2. Các điểm kiểm tra đều phải đạt được điểm 5 trở lên (chấm theo thang điểm 10). Trường hợp dưới 5 điểm thì phải kiểm tra lại (một lần và chỉ được áp dụng cho 01 bài). Nội dung kiểm tra nằm trong chương trình bồi dưỡng.
3. Bài kiểm tra lần 1 và lần 2 được thực hiện bằng hình thức trắc nghiệm (90 phút/01 bài). Đề án được thực hiện bằng hình thức viết.
4. Việc học lại của học viên
a) Nghỉ từ 20% đến 50% thời gian chương trình: Học viên học lại phần thời gian nghỉ.
b) Học viên học lại toàn bộ chương trình
- Nghỉ trên 50% chương trình.
- Có 02 bài kiểm tra dưới 5 điểm;
- Điểm đề án dưới 5 điểm;
- Vi phạm nội quy, quy chế học tập Học viện Hành chính Quốc gia và các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải thi hành kỷ luật.
5. Đánh giá chung cho toàn chương trình thông qua các bài kiểm tra và viết đề án của học viên, chấm theo thang điểm 10. Điểm đánh giá là trung bình cộng của các bài kiểm tra và đề án (điểm đề án nhân hệ số 2).
6. Xếp loại
- Giỏi: từ 9,0 - 10 điểm.
- Khá: từ 7,0 - 8,9 điểm.
- Trung bình: từ 5, 0 - 6,9 điểm.
- Không đạt: Dưới điểm 5.

Như vậy, khi tham gia chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp, học viên sẽ được đánh giá thông qua các tiêu chí: Đánh giá ý thức học tập của học viên và thông qua các bài kiểm tra.

Chuyên viên cao cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mục tiêu vị trí việc làm của Chuyên viên cao cấp về địa chất là gì?
Lao động tiền lương
Mức lương của chuyên viên cao cấp chuyên ngành hành chính là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Chuyên viên cao cấp về quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí yêu cầu có trình độ ra sao?
Lao động tiền lương
Chuyên viên cao cấp về bình đẳng giới lĩnh vực lao động, người có công và xã hội cần trình độ đào tạo ra sao?
Lao động tiền lương
Công việc của Chuyên viên cao cấp về quản lý xúc tiến, quảng bá du lịch phải thực hiện là gì?
Lao động tiền lương
Chuyên viên cao cấp về quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường yêu cầu năng lực ra sao?
Lao động tiền lương
Yêu cầu về trình độ của Chuyên viên cao cấp về quản lý lĩnh vực gia đình phải đáp ứng là gì?
Lao động tiền lương
Nhiệm vụ của Chuyên viên cao cấp về quản lý thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp là gì?
Lao động tiền lương
Công việc của Chuyên viên cao cấp về quản lý bản quyền tác giả hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Chuyên viên cao cấp về phát triển nông thôn có quyền gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chuyên viên cao cấp
2,304 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyên viên cao cấp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyên viên cao cấp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào