Thời gian nào người lao động không phải làm việc mà vẫn được hưởng lương? Người lao động nghỉ kết hôn có được tính lương không?
Khoảng thời gian mà người lao động nghỉ nhưng vẫn được hưởng lương?
Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì những khoảng thời gian sau đây, người lao động không phải làm việc nhưng vẫn được tính đầy đủ lương:
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019.
5. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh, nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định tại khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động 2019.
6. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
7. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
8. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động 2019.
9. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động 2019.
10. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
11. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
12. Nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 113, Điều 114 Bộ luật Lao động 2019.
13. Nghỉ tết dương lịch 01 ngày.
14. Nghỉ tết Âm lịch 05 ngày.
15. Nghỉ 30/4 01 ngày.
16. Nghỉ Quốc tế lao động 01/5 01 ngày.
17. Nghỉ quốc khánh 02 ngày.
18. Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày.
19. Ngày nghỉ Tết cổ truyền dân tộc và Quốc khánh của nước ngoài mà người lao động nước ngoài có quốc tịch.
20. Nghỉ kết hôn 03 ngày.
21. Nghỉ khi con nuôi, con đẻ kết hôn 01 ngày.
22. Nghỉ khi Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết 03 ngày.
23. Nghỉ khi bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó không bị xử lý kỷ luật lao động (Điều 128 Bộ luật Lao động 2019).
24. Thời gian không được làm việc do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật (Điều 41 Bộ luật Lao động 2019).
25. Thời gian người lao động điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
Người lao động nghỉ kết hôn có được tính lương không?
Người lao động khi xin nghỉ kết hôn thì có được hưởng tiền lương không?
Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, khi người lao động kết hôn sẽ được nghỉ 03 ngày và hưởng nguyên lương.
Công ty không chấp nhận tính nguyên lương cho người lao động trong 03 ngày nghỉ kết hôn thì bị xử phạt?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
...
Như vậy, người sử dụng lao động không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?