Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trường công lập là bao lâu?

Cho tôi hỏi trong một năm học thì giáo viên tiểu học trường công lập phải làm việc với thời gian bao lâu? Câu hỏi từ chị Hải (Ninh Thuận).

Thời gian làm việc trong năm của giáo viên tiểu học trường công lập là bao lâu?

Căn cứ Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên phổ thông như sau:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
...

Theo đó, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

- 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trường công lập là bao lâu?

Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trường công lập là bao lâu? (Hình từ Internet)

Giáo viên tiểu học trường công lập được nghỉ hè bao lâu?

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định như sau:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Theo đó, giáo viên tiểu học trường công lập được nghỉ hè 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Giáo viên tiểu học làm chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ gì?

Căn cứ Điều 3 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định về nhiệm vụ của giáo viên, cụ thể như sau:

Nhiệm vụ của giáo viên
Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học.

Căn cứ Điều 4 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp, cụ thể như sau:

Nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp
Ngoài các nhiệm vụ đối với giáo viên quy định tại Điều 3 của Quy định này, giáo viên làm chủ nhiệm lớp còn có những nhiệm vụ sau:
1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;
2. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
3. Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
4. Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;
5. Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

Theo đó, ngoài các nhiệm vụ của giáo viên thì giáo viên làm chủ nhiệm lớp còn có các nhiệm vụ khác theo quy định trên.

Giáo viên tiểu học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giáo viên dạy trường công lập có phải thực hiện chế độ tập sự hay không?
Lao động tiền lương
Các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học ra sao?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn, điều kiện được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2 từ ngày 15/12/2024 thế nào?
Lao động tiền lương
Xếp lương viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học có căn cứ vào mức lương trước đó hay không?
Lao động tiền lương
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 1 cần điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Lương giáo viên: Tính lương giáo viên tiểu học theo hệ số lương thấp nhất, cao nhất bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tính lương giáo viên tiểu học theo hệ số lương cao nhất thế nào?
Lao động tiền lương
Giáo viên tiểu học phải đạt giáo viên dạy giỏi thì mới đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đúng không?
Lao động tiền lương
Chi tiết bảng lương mới của giáo viên tiểu học từ 01/7/2024 theo mức lương cơ sở 2,34 triệu được xây dựng ra sao?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn cách tính lương giáo viên tiểu học mới nhất từ 1/7/2023?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giáo viên tiểu học
8,117 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên tiểu học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên tiểu học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào