Thiết bị nâng chỉ được lắp đặt khi có đủ các điều kiện nào?
Thiết bị nâng chỉ được lắp đặt khi có đủ các điều kiện nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định thiết bị nâng chỉ được lắp đặt khi đủ các điều kiện sau:
+ Có đủ hồ sơ kỹ thuật gốc;
+ Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định. Thiết bị nâng nhập khẩu phải có hồ sơ hoàn thành thủ tục hải quan;
+ Các bộ phận chi tiết máy đi kèm phải đồng bộ hoặc chế tạo theo dạng liên kết của nhiều hãng, nhiều quốc gia thì việc đảm bảo các đặc tính kỹ thuật là của hãng thiết bị nâng đứng tên.
Đồng thời, hồ sơ kỹ thuật gốc được quy định theo tiểu mục 1.3.2 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7: 2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
- Bản thuyết minh chung; bản tính chọn thiết bị điện, thủy lực hoặc khí nén; bản tính độ bền và độ ổn định của thiết bị nâng hoặc lý lịch của chúng;
- Bản vẽ tổng thể thiết bị nâng có ghi các kích thước và thông số chính;
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống truyền động điện, thủy lực hoặc khí nén, thiết bị điều khiển và bố trí các thiết bị an toàn;
- Bản vẽ các kết cấu kim loại;
- Bản vẽ lắp các cụm kết cấu của thiết bị nâng, sơ đồ mắc cáp;
- Quy trình chế tạo các bộ phận đặc biệt;
- Quy trình kiểm tra và thử tải;
- Hướng dẫn lắp ráp và vận hành an toàn.
Thiết bị nâng chỉ được lắp đặt khi có đủ các điều kiện nào?
Các thiết bị nâng nào cần đảm bảo QCVN 7: 2012/BLĐTBXH?
Căn cứ theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7: 2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định như sau:
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này áp dụng đối với các loại thiết bị nâng thông dụng sau:
1.1.1. Cần trục kiểu cần: cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục chân đế, cần trục đường sắt, cần trục công xôn, cần trục máy xúc.
1.1.2. Cầu trục và cổng trục các loại.
1.1.3. Máy nâng:
1.1.3.1. Xe tời chạy theo ray trên cao;
1.1.3.2. Pa lăng điện;
1.1.3.3. Tời điện;
1.1.3.4. Pa lăng tay, tời tay;
1.1.3.5. Máy nâng xây dựng có dùng cáp.
1.1.4. Các loại bộ phận mang tải.
1.1.5. Quy chuẩn này không áp dụng cho những thiết bị nâng sau:
1.1.5.1. Các loại máy xúc;
1.1.5.2. Các thiết bị nâng không dùng cáp hoặc xích;
1.1.5.3. Xe nâng hàng;
1.1.5.4. Thang máy;
1.1.5.5. Các thiết bị nâng được lắp đặt trên tàu biển, phương tiện thủy nội địa và trên các công trình biển.
Như vậy, các thiết bị nâng thông dụng nêu trên thì cần phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7: 2012/BLĐTBXH về an toàn lao động theo quy định pháp luật.
Khi sử dụng thiết bị nâng cần đảm bảo những yêu cầu an toàn nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3.6 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định những yêu cầu an toàn khi sử dụng thiết bị nâng như sau:
- Chỉ sử dụng thiết bị nâng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu. Không sử dụng thiết bị nâng đã bị hư hỏng các chi tiết, bộ phận quan trọng;
- Bố trí thiết bị nâng làm việc theo đúng đặc tính kỹ thuật và trọng tải mà nhà chế tạo đã quy định (hoặc trọng tải do đơn vị quản lý sử dụng mới quy định lại sau khi cải tạo, sửa chữa…);
- Đảm bảo đủ ánh sáng và các yêu cầu an toàn khác cho chỗ nâng hạ, di chuyển tải;
- Bố trí đủ người làm việc cho mỗi thiết bị nâng. Tùy theo điều kiện làm việc cụ thể nhưng không được ít hơn 2 người;
- Phải có các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho người, vật tư, thiết bị và công trình trong khu vực hoạt động của thiết bị nâng.
- Tổ chức khắc phục kịp thời các hư hỏng đã được phát hiện;
- Mỗi thiết bị nâng phải có sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, thay thế các bộ phận đủ nội dung hạng mục công việc theo quy định của nhà chế tạo;
- Mỗi thiết bị nâng phải có một sổ giao ca để ghi kết quả kiểm tra đầu ca và tình trạng thiết bị nâng trong suốt quá trình làm việc.
Đồng thời, việc bố trí công nhân điều khiển thiết bị nâng phải có quyết định bằng văn bản của người sử dụng lao động.
Khi công nhân điều khiển thiết bị nâng chuyển sang làm việc ở thiết bị nâng loại khác, phải được đào tạo lại phù hợp để điều khiển thiết bị mới. Công nhân điều khiển thiết bị nâng nghỉ việc theo nghề hơn 1 năm thì trước khi bố trí làm việc trở lại phải được kiểm tra lại kiến thức và thực tập một thời gian để phục hồi thói quen cần thiết.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?