Thiết bị chỉ báo tải trọng danh định của cần trục tự hành phải phát cảnh báo trực quan khi nào?
Tải trọng danh định của cần trục tự hành là gì?
Căn cứ tại Điều 3 TCVN 7761-2:2017 (ISO 10245-2:2014 và sửa đổi 1:2015) có quy định về tải trọng danh định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1) và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Tải trọng danh định (rated capacity)
Tải trọng mà cần trục được thiết kế để nâng đối với điều kiện vận hành cụ thể (ví dụ, cấu hình máy hoặc vị trí của tải trọng).
[Nguồn: 3.12 của TCVN 7761-1:2013]
3.2
Thiết bị chống va chạm (anti-two-block device)
Thiết bị khi được phát động sẽ ngắt tất cả các tính năng mà chuyển động của chúng có thể làm cho một bộ phận nào đó ở khối tải phía dưới hoặc tổ hợp móc tiếp xúc với khối tải phía trên, hoặc với (các) cụm puli trên cần hoặc cần phụ.
...
Theo đó, tải trọng danh định là tải trọng mà cần trục được thiết kế để nâng đối với điều kiện vận hành cụ thể (ví dụ, cấu hình máy hoặc vị trí của tải trọng).
Thiết bị chỉ báo tải trọng danh định của cần trục tự hành phải phát cảnh báo trực quan khi nào?
Thiết bị chỉ báo tải trọng danh định của cần trục tự hành phải phát cảnh báo trực quan khi nào?
Căn cứ tại Điều 6 TCVN 7761-2:2017 (ISO 10245-2:2014 và sửa đổi 1:2015) quy định về thiết bị chỉ báo tải trọng danh định như sau:
Thiết bị chỉ báo tải trọng danh định
6.1 Thiết bị chỉ báo tải trọng danh định phải phát cảnh báo trực quan và bằng âm thanh khi tải trọng đạt mức từ 90 % đến 97,5 % tải trọng danh định của cần trục.
6.2 Thiết bị chỉ báo tải trọng danh định phải phát cảnh báo trực quan cho những người xung quanh cần trục mỗi khi thiết bị giới hạn tải trọng vô hiệu hóa các tính năng điều khiển cần trục (xem 5.2).
6.3 Thiết bị chỉ báo tải trọng danh định phải tiếp tục thực hiện các tính năng của cần trục khi thiết bị giới hạn tải trọng danh định bị vô hiệu hóa trong quá trình thử, lắp dựng hoặc tháo dỡ.
Có thể cho phép bỏ các cảnh báo bằng âm thanh trong quá trình hiệu chỉnh và thử cần trục. Cũng tương tự với trường hợp việc lắp đặt làm cản trở các cảnh báo bằng âm thanh trong quá trình lắp đặt cần trục.
6.4 Thiết bị chỉ báo tải trọng danh định phải cho phép kiểm tra được tính năng của cần trục, nhưng không yêu cầu độ chính xác, mà không cần có tải.
Theo đó, thiết bị chỉ báo tải trọng danh định phải phát cảnh báo trực quan và bằng âm thanh khi tải trọng đạt mức từ 90 % đến 97,5 % tải trọng danh định của cần trục.
Thiết bị chỉ báo tải trọng danh định của phải phát cảnh báo trực quan cho những người xung quanh cần trục mỗi khi thiết bị giới hạn tải trọng vô hiệu hóa các tính năng điều khiển cần trục.
Thiết bị giới hạn tải trọng danh định của cần trục tự hành phải cài đặt để làm gì?
Căn cứ tại Điều 5 TCVN 7761-2:2017 (ISO 10245-2:2014 và sửa đổi 1:2015) quy định về thiết bị giới hạn tải trọng danh định như sau:
Thiết bị giới hạn tải trọng danh định
5.1 Yêu cầu chung
...
CHÚ THÍCH 1: Thông thường không có sự kiểm tra (kiểm tra tự động sự thích đáng) dù cấu hình đã chọn có tương ứng với cấu hình thực tế hay không.
CHÚ THÍCH 2: Sự hiểu biết của người vận hành có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về việc ngăn chặn các thay đổi cấu hình ngoài ý muốn.
Phải ngăn chặn việc lựa chọn các cấu hình cần trục mà nhà sản xuất không cho phép, trừ khi có sự khác biệt đã được ghi nhận bởi người vận hành cần trục. Thiết bị giới hạn tải trọng danh định phải ngăn chặn cần trục nâng tải ngoài phạm vi tầm với cho phép, ngoài các vị trí và tải trọng được chỉ ra hoặc mô tả trên biểu đồ đặc tính tải, hoặc ngoài phạm vi tải trọng làm việc cho phép của cáp. Thiết bị giới hạn tải trọng cho phép phải hoạt động với quyền cao hơn các tính năng điều khiển của cần trục, với mục đích:
a) Ngăn chặn bất kỳ chuyển động nào có thể dẫn đến trạng thái quá tải (ngoại trừ chuyển động quay - khi chuyển động quay làm tải trọng giảm, nguồn động lực cho tính năng quay theo chiều đang chuyển động phải được ngắt);
b) Ngăn chặn các chuyển động nguy hiểm của tải trọng.
Đối với cần trục tự hành, các chuyển động thường phải bị vô hiệu hóa khi thiết bị giới hạn tải trọng danh định đã kích hoạt gồm:
a) Hạ cần;
b) Nâng cần;
c) Nâng tải;
d) Ra cần ống lồng.
CHÚ THÍCH 3: Việc khóa hiệu lực cho trường hợp b) có thể được trang bị ngay trong tầm với của người vận hành (đối với trường hợp có tải khi nâng cần).
CHÚ THÍCH 4: Không cho phép nâng cần với tải từ mặt nền. Thông tin đầy đủ phải được cho trong hướng dẫn vận hành.
5.2 Cài đặt
Thiết bị giới hạn tải trọng danh định phải cài đặt để vô hiệu hóa các tính năng điều khiển với giá trị từ 100 % đến 110 % tải trọng danh định của cần trục. Tất cả dung sai của cảm biến trong hệ thống phải được tính đến khi xác định độ chính xác của hệ thống.
Thiết bị giới hạn tải trọng danh định phải hoạt động với tải trọng từ 100 % đến 110 % tải trọng danh định trong quá trình hiệu chỉnh và thử, khi cần trục vận hành với vận tốc làm việc nhỏ nhất có thể.
CHÚ THÍCH: Các tải trọng danh định trong 5.2 không tính đến các điều kiện làm việc bất lợi, ví dụ như gió lớn, nâng tải phối hợp, v.v...
Theo đó, thiết bị giới hạn tải trọng danh định phải cài đặt để vô hiệu hóa các tính năng điều khiển với giá trị từ 100 % đến 110 % tải trọng danh định của cần trục.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?