Thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế bao nhiêu điểm thì đạt yêu cầu?
Thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế bao nhiêu điểm thì đạt yêu cầu?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định về kết quả thi như sau:
Kết quả thi
1. Môn thi đạt yêu cầu: Là môn thi đạt từ 50 điểm trở lên theo thang điểm 100 hoặc đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
2. Phúc khảo kết quả thi: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi, người dự thi có quyền làm đơn đề nghị phúc khảo bài thi gửi Hội đồng thi.
3. Kết quả thi, kết quả phúc khảo được công bố theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
4. Bảo lưu kết quả thi: các môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu 36 tháng tính từ tháng công bố kết quả thi, kết quả phúc khảo.
Như vậy, cá nhân thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế đạt yêu cầu khi: môn thi đạt từ 50 điểm trở lên theo thang điểm 100 hoặc đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
Thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế bao nhiêu điểm thì đạt yêu cầu?
Người dự thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế vi phạm thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định về các hình thức xử lý vi phạm như sau:
Các hình thức xử lý vi phạm đối với người dự thi
1. Các hình thức xử lý vi phạm đối với người dự thi, bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Trừ điểm bài thi;
c) Đình chỉ môn thi;
d) Đình chỉ kỳ thi;
đ) Hủy kết quả môn thi,
e) Hủy kết quả kỳ thi;
g) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Xử lý vi phạm cụ thể đối với người dự thi được thực hiện theo quy chế thi do Tổng cục Thuế ban hành.
Như vậy, nếu người dự thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế vi phạm trong kỳ thi sẽ bị xử lý với các hình thức cảnh cáo, trừ điểm bài thi, đình chỉ môn thi, kỳ thi, huỷ kết quả môn thi, kỳ thi đó và nếu đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức xử lý vi phạm cụ thể đối với người dự thi được thực hiện theo quy chế thi do Tổng cục Thuế ban hành.
Đối tượng nào được miễn thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BTC có quy định về các trường hợp miễn môn thi như sau:
Miễn môn thi
1. Miễn môn thi pháp luật về thuế đối với người dự thi đã có thời gian làm việc trong ngành thuế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thời gian 60 tháng liên tục tính đến thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc, giữ ngạch chuyên viên, kiểm tra viên thuế, chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) và có thời gian làm công tác quản lý thuế hoặc giảng dạy nghiệp vụ thuế tối thiểu 36 tháng (được tính cộng dồn trong 05 năm làm việc đến thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc);
b) Không bị kỷ luật hành chính trong thi hành công vụ từ hình thức khiển trách trở lên trong thời gian 24 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc;
c) Đăng ký xét miễn môn thi trong thời gian 36 tháng kể từ tháng nghỉ hưu, nghỉ việc.
2. Miễn môn thi kế toán đối với người dự thi nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Người đã tốt nghiệp đại học, sau đại học thuộc ngành, chuyên ngành kế toán, kiểm toán và có thời gian làm kế toán, kiểm toán 60 tháng liên tục trở lên tính đến thời điểm đăng ký xét miễn môn thi. Thời gian làm kế toán, kiểm toán được tính sau khi tốt nghiệp đại học, sau đại học thuộc ngành, chuyên ngành kế toán, kiểm toán đến thời điểm đăng ký xét miễn môn thi.
b) Người đã đạt yêu cầu môn thi kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao và còn trong thời gian bảo lưu tại kỳ thi cấp chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên do Bộ Tài chính tổ chức.
3. Miễn môn thi pháp luật về thuế và môn thi kế toán đối với người đáp ứng một trong các trường hợp tại điểm a hoặc điểm b dưới đây:
a) Người có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định.
b) Người đã có thời gian làm việc trong ngành thuế tối thiểu 10 năm liên tục tính đến thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc, đáp ứng các điều kiện sau:
b1) Đã giữ ngạch chuyên viên, kiểm tra viên thuế, chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) tối thiểu 10 năm hoặc có ngạch chuyên viên chính, kiểm tra viên chính, chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) trở lên và có thời gian làm công tác quản lý thuế hoặc giảng dạy nghiệp vụ thuế tối thiểu 60 tháng (được tính cộng dồn trong 10 năm làm việc đến thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc);
b2) Không bị kỷ luật hành chính trong thi hành công vụ từ hình thức khiển trách trở lên trong thời gian 24 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc.
b3) Đăng ký xét miễn môn thi trong thời gian 36 tháng kể từ tháng nghỉ hưu, nghỉ việc.
4. Tổng cục Thuế xây dựng danh mục vị trí việc làm về công tác quản lý thuế, công tác giảng dạy nghiệp vụ thuế đối với người làm việc trong ngành thuế được miễn môn thi theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều này.
Như vậy, người dự thi sẽ được miễn môn thi pháp luật về thuế, kế toán hay miễn môn thi pháp luật về thuế và môn thi kế toán nếu thuộc vào từng trường hợp theo quy định nêu trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?