Theo quy định pháp luật bảo vệ ngân hàng có được trang bị súng không?
Theo quy định pháp luật bảo vệ ngân hàng có được trang bị súng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ:
Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ
1. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:
...
m) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
...
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 9 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định đối tượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị:
Đối tượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị
...
3. Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ, bao gồm:
...
b) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan nhà nước; mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội; trên tàu hỏa; ngân hàng; bệnh viện; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh vàng, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam thì căn cứ tính chất, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ để xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay; dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;
...
Theo đó, căn cứ tính chất, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ để xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay; dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao.
Như vậy, bảo vệ ngân hàng không được trang bị súng quân dụng mà chỉ được trang bị các loại súng là công cụ hỗ trợ, gồm có: súng bắn điện, súng bắn đạn nổ.
Bảo vệ ngân hàng sử dụng súng trong bảo vệ ngân hàng phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Theo quy định pháp luật bảo vệ ngân hàng có được trang bị súng không?
Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ cho bảo vệ ngân hàng có thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 56 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ:
Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ
1. Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị trang bị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần trang bị; bản sao quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao quyết định thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ đề nghị trang bị công cụ hỗ trợ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện việc trang bị; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ có thời hạn 30 ngày.
2. Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ cho bảo vệ ngân hàng có thời hạn 30 ngày.
Hồ sơ đề nghị trang bị công cụ hỗ trợ cho bảo vệ ngân hàng gồm những gì?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 56 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ:
Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ
1. Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị trang bị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần trang bị; bản sao quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao quyết định thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị trang bị công cụ hỗ trợ cho bảo vệ ngân hàng bao gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị trang bị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần trang bị;
- Bản sao quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao quyết định thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách;
- Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?