Thế trận quốc phòng toàn dân là gì?
Thế trận quốc phòng toàn dân là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
2. Tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính, tinh thần ở trong nước và ngoài nước có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
3. Quân sự là hoạt động đặc biệt của xã hội về xây dựng lực lượng vũ trang, đấu tranh vũ trang, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
4. Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
5. Thế trận quốc phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng, tiềm lực quốc phòng trên toàn bộ lãnh thổ theo kế hoạch thống nhất, phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc để ngăn ngừa, đối phó thắng lợi với mọi âm mưu và hoạt động chống phá của thế lực thù địch, sẵn sàng chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến.
...
Theo đó, thế trận quốc phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng, tiềm lực quốc phòng trên toàn bộ lãnh thổ theo kế hoạch thống nhất, phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc để ngăn ngừa, đối phó thắng lợi với mọi âm mưu và hoạt động chống phá của thế lực thù địch, sẵn sàng chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến.
Thế trận quốc phòng toàn dân là gì? (Hình từ Internet)
Phòng thủ quân khu sẽ bao gồm những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Quốc phòng 2018 phòng thủ quân khu sẽ bao gồm những nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức chuẩn bị và thực hiện phòng thủ quân khu;
- Xây dựng cơ quan, đơn vị của quân khu vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao, Dân quân tự vệ trên địa bàn quân khu vững mạnh và rộng khắp;
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị của quân khu; phối hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện phòng thủ dân sự và các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp xây dựng khu vực phòng thủ thành thế liên hoàn, vững chắc toàn diện; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn quân khu;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp địa phương kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế - xã hội trong lập quy hoạch, kế hoạch, dự án và tham gia thẩm định theo thẩm quyền; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại; tham gia xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; xây dựng, quản lý các khu kinh tế - quốc phòng được giao; giáo dục quốc phòng và an ninh; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc phòng; xây dựng và thực hiện kế hoạch động viên quốc phòng; chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quân khu;
- Phối hợp đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển và vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn quân khu; thực hiện đối ngoại quốc phòng;
- Phối hợp địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị của quân khu tham gia xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện;
- Phối hợp cơ quan, đơn vị Công an nhân dân và lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.
Tư lệnh Quân khu có được hưởng tiền phụ cấp phục vụ không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 269/2005/QĐ-TTg quy định như sau:
Cán bộ, công chức được bầu cử vào các chức vụ hoặc được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính tri – xã hội và Chuyên gia cao cấp được hưởng chế độ phụ cấp phục vụ quy định tại Quyết định này gồm:
1. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Chánh Văn phòng Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng biên tập Báo Nhân dân; Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Trưởng ban Đảng ở Trung ương.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Bộ trưởng.
Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I; Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thượng tướng; Đô đốc Hải quân; Tư lệnh quân chủng, Quân khu và các chức danh tương đương trong Quân đội nhân dân.
Thượng tướng trong lực lượng Công an nhân dân.
2. Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
3. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Phó Chánh Văn phòng Trung ương; Bí thư Ban Cán sự đảng ngoài nước; Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân; Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Trưởng ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chủ tịch Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Thứ trưởng; Phó Thủ tướng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
Trung tướng; Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng; Chuẩn Đô đốc Hải quân; Tư lệnh Quân đoàn và các chức vụ tương đương trong Quân đội nhân dân.
Trung tướng; Thiếu tướng và Tổng cục trưởng trong lực lượng Công an nhân dân.
4. Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phó Chủ tịch các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam); Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại 1; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I.
5. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
6. Người được quyết định hưởng lương Chuyên gia cao cấp quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
Theo đó, Tư lệnh Quân khu là đối tượng được hưởng phụ cấp phục vụ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?