Thanh niên tình nguyện được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?

Cho tôi hỏi thanh niên tình nguyện có được hỗ trợ đào tạo nghề không? Nếu có thì được hỗ trợ gì? Câu hỏi từ anh Tiến (Nghệ An).

Thanh niên tình nguyện có được hỗ trợ đào tạo nghề không?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề, cụ thể như sau:

Đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Dẫn chiếu Điều 15 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề, cụ thể như sau:

Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề
Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
2. Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

- Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh niên tình nguyện được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?

Thanh niên tình nguyện được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào? (Hình từ Internet)

Thanh niên tình nguyện được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên, cụ thể như sau:

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên
1. Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề
a) Thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP mà được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ đào tạo nghề (sau đây gọi là Thẻ) thì được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này tiếp nhận, tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp và chi hỗ trợ các nội dung sau:
- Chi hỗ trợ đào tạo quy định tại Điều 10 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;
- Chi hỗ trợ tiền ăn, đi lại quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.
Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của Thẻ, giá trị còn lại của Thẻ (nếu có) chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.
b) Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.
c) Trong thời gian đào tạo nghề, nếu thanh niên thôi học (không tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp) thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày thanh niên đó thôi học.
...

Theo đó thanh niên tình nguyện có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp khi đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề mà được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ đào tạo nghề (sau đây gọi là Thẻ) thì được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận, tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp và chi hỗ trợ các nội dung sau:

- Chi hỗ trợ đào tạo.

- Chi hỗ trợ tiền ăn, đi lại.

Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của Thẻ, giá trị còn lại của Thẻ (nếu có) chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.

- Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.

- Trong thời gian đào tạo nghề, nếu thanh niên thôi học (không tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp) thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày thanh niên đó thôi học.

Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên đến từ đâu?

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên
...
4. Nguồn kinh phí
a) Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp qua Thẻ cho thanh niên do ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đảm bảo, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên, được giao hằng năm của bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
b) Hằng năm, nguồn kinh phí do ngân sách trung ương đảm bảo nếu thiếu, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương báo cáo Bộ Tài chính để giao bổ sung kinh phí thực hiện. Kết thúc năm ngân sách, phần kinh phí do ngân sách trung ương đảm bảo chưa sử dụng hết (nếu có) được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện, không sử dụng cho mục đích khác. Năm 2016, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương tự sắp xếp, bố trí nguồn kinh phí trong phạm vi dự toán đã được giao để thực hiện, trường hợp có khó khăn báo cáo Bộ Tài chính.
...

Theo đó, nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp qua Thẻ cho thanh niên do ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đảm bảo, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên, được giao hằng năm của bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Hằng năm, nguồn kinh phí do ngân sách trung ương đảm bảo nếu thiếu, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương báo cáo Bộ Tài chính để giao bổ sung kinh phí thực hiện.

Hỗ trợ đào tạo nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động bị thu hồi đất có được hỗ trợ đào tạo nghề không?
Lao động tiền lương
Người đã được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội nhưng mất việc làm có được tiếp tục hỗ trợ để chuyển đổi việc làm không?
Lao động tiền lương
Đã có mức hỗ trợ cho người được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Từ 19/12/2024, người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội với mức hỗ trợ chi phí đào tạo là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Từ 19/12/2024, người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội với mức hỗ trợ chi phí đào tạo là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thanh niên tình nguyện được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động ngành nghề nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?
Lao động tiền lương
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì có được hỗ trợ đào tạo nghề không?
Lao động tiền lương
Mức hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp đối với người chấp hành xong hình phạt tù trên địa bàn TPHCM thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hỗ trợ đào tạo nghề
929 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hỗ trợ đào tạo nghề

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỗ trợ đào tạo nghề

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật việc làm 2013 mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào