Tháng 8 âm lịch 2023 bắt đầu từ ngày nào? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 8 âm lịch?
Tháng 8 âm lịch 2023 bắt đầu từ ngày nào?
Năm 2023, tháng 8 âm lịch sẽ có 30 ngày, bắt đầu từ ngày 15 tháng 9 dương lịch đến hết ngày 14 tháng 10 dương lịch. Một số ngày lễ trong tháng 8 âm lịch gồm:
Rằm tháng 8 (Tết Trung thu)
Rằm tháng 8 là ngày mấy cũng được nhiều người quan tâm, ngoài ra tên gọi khác của ngày này là Tết Trung thu. Tết trung thu cũng là dịp để thưởng thức những món ăn ngon và đặc biệt như bánh trung thu, bánh dẻo, bánh nướng; tham gia những hoạt động vui chơi hấp dẫn như rước đèn ông sao, múa lân, chơi các trò chơi dân gian,..
Lễ hội đền Trần
Lễ hội đền Trần diễn ra hàng năm từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch tại thành phố Nam Định nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao của 14 vị vua Trần. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc, thu hút sự quan tâm của cả người dân địa phương và du khách.
Lễ hội Côn Sơn
Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc thường được chia thành hai phần chính: nghi lễ và vui chơi. Phần nghi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và hùng vĩ, với nhiều nghi thức và lễ tế đáng chú ý. Có thể kể đến như: Lễ rước cỗ tiến Thánh, Lễ hội quân trên sông Lục Đầu, Lễ cầu an và hội hoa đăng, tục hầu Thánh, Lễ ban ấn của Đức Thánh Trần…
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Một trong các lễ hội ở Việt Nam được nhiều người quan tâm là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Vì sự thiêng liêng và quan trọng của sự kiện này, người dân thường bắt đầu chuẩn bị ngay sau Tết Nguyên Đán. Khi đó, những người nuôi trâu sẽ chọn và chăm sóc trâu để tham gia vào trận đấu.
Tháng 8 âm lịch 2023 bắt đầu từ ngày nào? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 8 âm lịch? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 8 âm lịch?
Tháng 8 âm lịch năm 2023 sẽ bắt đầu từ ngày 15/9 đến hết 14/10/2023 dương lịch.
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, trong tháng 8 âm lịch người lao động sẽ không có ngày nghỉ lễ nào. Do đó, người lao động vẫn sẽ làm việc bình thường trong tháng này.
Cách tính lương làm việc vào ngày lễ cho người lao động như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?