Tháng 12 là cung hoàng đạo gì? Ngành nghề nào phù hợp với cung hoàng đạo tháng 12?
Tháng 12 là cung hoàng đạo gì?
Tháng 12 là tháng của hai cung hoàng đạo: Nhân Mã và Ma Kết. Cụ thể như sau:
- Cung hoàng đạo Nhân Mã: Gồm những người sinh từ ngày 1/12 đến ngày 21/12. Những người thuộc cung này có tính cách năng động, nhiệt huyết và cởi mở. Họ thích phiêu lưu, học hỏi và giao tiếp với nhiều người. Họ thuộc nhóm nguyên tố lửa, tức mệnh hỏa theo phong thủy của các nước phương Đông.
- Cung hoàng đạo Ma Kết: Gồm những người sinh từ ngày 22/12 đến ngày 31/12. Những người thuộc cung này có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán và kín kẽ. Họ có trực giác sắc bén và làm việc hiệu quả.
Tháng 12 là cung hoàng đạo gì? Ngành nghề nào phù hợp với cung hoàng đạo tháng 12? (Hình từ Internet)
Ngành nghề nào phù hợp với cung hoàng đạo tháng 12?
Những nghề nghiệp phù hợp với cung hoàng đạo Nhân Mã và Ma Kết là:
- Cung hoàng đạo Nhân Mã: Là cung hoàng đạo thuộc nguyên tố lửa, Nhân Mã có tính cách năng động, nhiệt huyết và cởi mở. Họ thích phiêu lưu, học hỏi và giao tiếp với nhiều người. Những nghề nghiệp phù hợp với Nhân Mã là: nghệ sĩ, nhà thiết kế, hướng dẫn viên du lịch, giám đốc điều hành, nhân viên phục vụ, đại diện bán hàng, nhân viên tiếp thị.
- Cung hoàng đạo Ma Kết: Là cung hoàng đạo thuộc nguyên tố đất, Ma Kết có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán và kín kẽ. Họ có trực giác sắc bén và làm việc hiệu quả. Những nghề nghiệp phù hợp với Ma Kết là: kinh tế, giáo dục, luật sư, kỹ sư, kế toán, nhân viên ngân hàng, cố vấn tài chính.
Lưu ý: cung hoàng đạo chỉ là một phần tính cách con người do đó việc lựa chọn công việc phù hợp với mình phải phụ thuộc sở thích, sở trường của bản thân các công việc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Người lao động được nhận mức lương cơ bản là bao nhiêu?
Lương cơ bản có thể hiểu là mức lương tối thiểu người lao động nhận được, nên mức lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp và khối Nhà nước cũng có sự khác biệt.
Do đó, lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:
* Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân:
Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được xác định theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.
Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
+ Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.
+ Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.
+ Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.
+ Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.
* Đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:
Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương
Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Lương cơ bản có dùng để đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Theo quy định trên, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức sẽ là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho cá nhân, doanh nghiệp sẽ là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ. Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?