Thẩm định viên về giá có phải chịu trách nhiệm về thông tin tài sản thẩm định giá do khách hàng cung cấp không?
Thẩm định viên về giá là ai?
Căn cứ theo Điều 46 Luật Giá 2023 quy định về thẩm định viên về giá cụ thể như sau:
Thẩm định viên về giá
1. Thẩm định viên về giá là người có thẻ thẩm định viên về giá đã thực hiện đăng ký hành nghề thẩm định giá và được Bộ Tài chính thông báo là thẩm định viên về giá.
2. Trong quá trình hành nghề thẩm định giá, thẩm định viên về giá phải duy trì điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này. Doanh nghiệp thẩm định giá phải kịp thời báo cáo Bộ Tài chính trường hợp biến động thẩm định viên về giá do thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp không còn duy trì điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá hoặc thay đổi nơi đăng ký hành nghề.
3. Danh sách thẩm định viên về giá được thông báo như sau:
a) Danh sách thẩm định viên về giá được thông báo hằng năm trước ngày 01 tháng 01 của năm đó;
b) Danh sách thẩm định viên về giá được điều chỉnh hằng tháng (nếu có) và thông báo trước ngày làm việc cuối cùng của tháng đối với các hồ sơ Bộ Tài chính tiếp nhận trước ngày 15 của tháng đó;
c) Danh sách thẩm định viên về giá được thông báo kèm theo khi doanh nghiệp được cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Theo đó, thẩm định viên về giá là người có thẻ thẩm định viên về giá đã thực hiện đăng ký hành nghề thẩm định giá và được Bộ Tài chính thông báo là thẩm định viên về giá.
Thẩm định viên về giá có phải chịu trách nhiệm về thông tin tài sản thẩm định giá do khách hàng cung cấp không? (Hình từ Internet)
Thẩm định viên về giá có phải chịu trách nhiệm về thông tin tài sản thẩm định giá do khách hàng cung cấp không?
Căn cứ theo Điều 47 Luật Giá 2023 quy định về quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá
1. Quyền của thẩm định viên về giá:
a) Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật này; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá theo lĩnh vực chuyên môn; được phép hành nghề mà không phải trang bị thêm các chứng chỉ, điều kiện chuyên môn khác với quy định của Luật này;
b) Đưa ra quan điểm độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
c) Yêu cầu khách hàng phối hợp trong việc cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá; không chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin về tài sản thẩm định giá do khách hàng cung cấp;
d) Từ chối thực hiện thẩm định giá trong trường hợp không đúng lĩnh vực chuyên môn được phép hành nghề hoặc xét thấy hồ sơ, tài liệu để thực hiện thẩm định giá không đủ hoặc không bảo đảm tin cậy;
đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
e) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của thẩm định viên về giá:
a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan, chính xác trong quá trình thẩm định giá tài sản; chịu trách nhiệm về chuyên môn trong quá trình thực hiện và bảo đảm báo cáo thẩm định giá tuân thủ các Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
c) Giải trình hoặc bảo vệ các nội dung tại báo cáo thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba được sử dụng báo cáo thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu; giải trình báo cáo thẩm định giá do mình thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
d) Tham gia các chương trình cập nhật kiến thức về thẩm định giá theo quy định;
đ) Lập hồ sơ về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
e) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thẩm định viên về giá không phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin về tài sản thẩm định giá do khách hàng cung cấp.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với thẩm định viên về giá?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Luật Giá 2023, các hành vi bị nghiêm cấm đối với thẩm định viên về giá gồm:
- Thông tin không chính xác, không trung thực về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá;
- Giả mạo, cho thuê, cho mượn, sử dụng thẻ thẩm định viên về giá trái quy định;
- Lập chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá với tư cách cá nhân;
- Ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá không đúng với lĩnh vực chuyên môn, thông báo của cơ quan nhà nước về lĩnh vực được phép hành nghề;
- Ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không đáp ứng các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá;
- Thực hiện thẩm định giá cho người có liên quan với doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Lập khống báo cáo thẩm định giá, các tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định giá theo quy định của Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
- Mua chuộc, hối lộ;
- Câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi;
- Thông đồng về giá, thẩm định giá.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?