Tết ông Công ông Táo ngày nào? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?
Tết ông Công ông Táo ngày nào?
Tết Ông Công Ông Táo (hay còn gọi là ngày tiễn Táo Quân về trời) diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.
Năm 2025, ngày này rơi vào thứ Tư, ngày 22 tháng 1 dương lịch. Đây là dịp để các gia đình Việt Nam làm lễ cúng tiễn ông Táo về trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc xảy ra trong gia đình trong năm qua.
Nguồn gốc của Tết ông Công ông Táo bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, được người Việt cổ chuyển hóa thành sự tích "Hai ông một bà". Theo truyền thuyết, ba vị thần này đã hy sinh để bảo vệ gia đình và được Ngọc Hoàng phong làm Táo Quân, cai quản việc bếp núc và bảo vệ gia đình.
Trong ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng gồm các món ăn truyền thống như xôi, gà luộc, bánh chưng, hoa quả và đặc biệt là cá chép sống. Cá chép được phóng sinh để ông Táo có phương tiện về trời.
Tết ông Công ông Táo không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần sau một năm làm việc vất vả.
Thông tin "Tết ông Công ông Táo ngày nào?" chỉ mang tính chất tham khảo.
Tết ông Công ông Táo ngày nào? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?
Người lao động có được nghỉ vào ngày Tết ông Công ông Táo 2025 không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được hưởng nguyên lương gồm có:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).
- Tết Âm lịch: 05 ngày.
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch.
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy có thể thấy, Tết ông Công ông Táo không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định. Chính vì thế, Ngày Noel, người lao động sẽ không được nghỉ lễ hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày Tết ông Công ông Táo 2025 thì có thể làm đơn xin nghỉ có hưởng lương (trường hợp còn ngày nghỉ phép năm) hoặc nghỉ không hưởng lương (trường hợp hết ngày nghỉ phép năm).
Mỗi năm người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày phép có lương?
Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
...
Và tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Theo đó, số ngày nghỉ phép năm của người lao động như sau:
- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Lưu ý: Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?