Tặng quà Tết cho lãnh đạo bao nhiêu để không phạm tội đưa hối lộ?
Tặng quà Tết cho lãnh đạo bao nhiêu để không phạm tội đưa hối lộ?
Tại Mục 3 Chỉ thị 26-CT/TW năm 2023 có quy định như sau:
...
3. Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; cán bộ lãnh đạo các cấp chỉ được dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công; không tham gia các hoạt động mê tín; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi... Thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và những điều đảng viên không được làm.
...
Theo quy định trên, Ban bí thư chỉ đạo nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức trong dịp Tết Nguyên đán 2024. Do đó, việc tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới hình thức nào, giá trị món quà dù nhỏ hay lớn thì vẫn bị xem là hành vi hối lộ.
Tặng quà Tết cho lãnh đạo bao nhiêu để không phạm tội đưa hối lộ? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức tặng quà Tết cho lãnh đạo sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nếu lợi dụng Tết để tặng quà cho sếp nhằm vụ lợi, tuỳ vào mức độ, hành vi vi phạm thì cán bộ, công chức sẽ bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
- Khiển trách: Nếu vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng (khoản 4 Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
- Cảnh cáo: Đã bị kỷ luật bằng khiển trách nhưng còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 1 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP);
- Hạ bậc lương: Đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng (Điều 10 Nghị định 112/2020/NĐ-CP);
- Giáng chức (chỉ áp dụng với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý): Đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng (Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
- Cách chức (Áp dụng với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý): Công chức đã bị kỷ luật giáng chức hoặc cán bộ đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm hoặc có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ (Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
- Buộc thôi việc: Công chức giữ chức vụ lãnh đạo đã bị cách chức mà còn tái phạm hoặc công chức không giữ chức vụ lãnh đạo đã bị hạ bậc lương mà còn tái phạm hoặc có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
Tội hối lộ khi tặng quà Tết cho lãnh đạo sẽ bị xử lý như thế nào?
Tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Tội đưa hối lộ
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Như vậy, nếu người có hành vi biếu, tặng quà trong dịp Tết Nguyên đán 2024 cho lãnh đạo trực tiếp hay qua trung gian, nhằm mục đích để lãnh đạo làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ.
Người phạm tội đưa hối lộ khi tặng quà Tết có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?