Tăng phụ cấp giáo viên mầm non lên 45 - 80% tại khu vực nào theo đề xuất mới nhất của Bộ Giáo dục?
Tăng phụ cấp giáo viên mầm non lên 45 - 80% tại khu vực nào theo đề xuất mới nhất của Bộ Giáo dục?
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi.
Xem chi tiết Dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập: Tại đây
Hiện nay, theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, giáo viên mầm non đang được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề như sau:
- Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non.
- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, nhận thấy thu nhập hiện tại của giáo viên mầm non chưa tương xứng với tính chất công việc phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề của giáo viên mầm non.
Quy định được ghi nhận tại Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập, cụ thể:
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề
...
7. Mức phụ cấp 45%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động:
a) Làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non;
b) Làm công tác giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng; trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
...
9. Mức phụ cấp 60%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các trường mầm non thuộc xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ.
...
11. Mức phụ cấp 80%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
...
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề của giáo viên mầm non lên:
- Mức 45% khi giảng dạy ở vùng thuận lợi
- Mức 60% khi giảng dạy ở xã khu vực 1, khu vực 2 vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu.
- Mức 80% khi giảng dạy ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Tăng phụ cấp giáo viên mầm non lên 45 - 80% tại khu vực nào theo đề xuất mới nhất của Bộ Giáo dục?
Giáo viên mầm non dạy hợp đồng có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề hay không?
Tại tiểu mục 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC có quy định như sau:
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
a) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);
b) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;
c) Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
...
Như vậy, có thể thấy, quy định này không phân biệt giáo viên mầm non đó có phải là viên chức hay không phải là viên chức mà chỉ cần đáp ứng chung các điều kiện sau đây:
- Là nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy hoặc làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trại, tạm, phòng thí nghiệm tại các trường mầm non công lập.
- Thuộc biên chế trả lương của cơ sở giáo dục công lập.
- Làm công tác quản lý nhưng có trực tiếp giảng dạy đủ số giờ quy định.
Do đó, giáo viên mầm non dạy hợp đồng tại các trường công lập vẫn thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.
Giáo viên mầm non phải dạy bao nhiêu giờ/ngày?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, giờ dạy trên lớp của giáo viên mầm non được quy định như sau:
- Giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày.
- Giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày.
- Giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ như trên; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
- Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.



- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- UBTV Quốc Hội chốt hoàn thành đề án sáp nhập tỉnh thì phải trình hồ sơ xem xét, thông qua trước ngày bao nhiêu? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Nghị quyết 159: Chính Phủ quyết định tiếp tục tăng lương hưu, tăng tiền lương cho CBCCVC và LLVT trong năm 2025 trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội như thế nào?
- Chốt nghỉ lễ 2 9 mấy ngày? 4 ngày hay 2 ngày? Người lao động đi làm vào ngày Quốc Khánh hưởng lương như thế nào?
- Quyết định bỏ toàn bộ hệ số lương, bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng, triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức viên chức là bao nhiêu?