Tăng lương tối thiểu từ 18,77% đến 21,15% sau 01/7/2024 đối với khu vực nào khi cải cách tiền lương?
Tăng lương tối thiểu từ 18,77% đến 21,15% sau 1/7/2024 đối với khu vực nào khi cải cách tiền lương?
Theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng như sau: Vùng I là 4.680.000 đồng/tháng, vùng II là 4.160.000 đồng/tháng, vùng III là 3.640.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.
Và theo Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng áp dụng từ ngày 1/7/2024 như sau: Vùng I là 4.960.000 đồng/tháng, vùng II là 4.410.000 đồng/tháng, vùng III là 3.860.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng.
Xem thêm Dự thảo: Tại đây
Có thể thấy, mức lương tối thiểu trong dự thảo áp dụng từ ngày 1/7 tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Bên cạnh việc tăng mức lương tối thiểu tháng theo vùng thì cũng có sự điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III, vùng III lên vùng II, vùng II lên vùng I theo Phụ lục ban hành kèm Nghị định 38/2022/NĐ-CP và Phụ lục ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định.
Như vậy, từ 1/7/2024, một số khu vực trên có thể tăng lương tối thiểu từ 18,77% đến 21,15% theo đề xuất cải cách tiền lương. Với sự điều chỉnh này, lương tối thiểu vùng của người lao động ở những địa phương trên sẽ thay đổi cụ thể như sau:
- Các khu vực như Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều được điều chỉnh từ vùng II lên vùng I sẽ tăng từ 4.160.000 đồng lên thành 4.960.000 đồng/tháng, tương ứng với mức tăng 19,23%.
- Các khu vực như Các thị xã Thuận Thành, Quế Võ; Thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình; Các thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn và các thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa; Thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng; thị xã Chơn Thành; thị xã Ninh Hòa; Thị xã Việt Yên được điều chỉnh từ vùng III lên vùng II sẽ tăng từ 3.640.000 đồng lên 4.410.000 đồng/tháng, tức tăng thêm 770.000 đồng/tháng, tương ứng mức tăng 21,15%.
- Các khu vực như Thị xã Việt Yên; Các huyện Thái Thụy, Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình; Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa; Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận được điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III sẽ tăng từ 3.250.000 đồng lên thành 3.640.000 đồng/tháng, tương ứng mức tăng 18,77%.
Tải bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu đồng: Tại đây.
Xem thêm:
>> Thay thế lương cơ sở 2.34, mức lương trong hệ thống bảng lương của CBCCVC và LLVT thay đổi
>> Đã có thời gian chính thức cải cách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Tăng lương tối thiểu từ 18,77% đến 21,15% sau 01/7/2024 đối với khu vực nào khi cải cách tiền lương? (Hình từ Internet)
Sau khi cải cách tiền lương thì mức lương tối thiểu sẽ được áp dụng như thế nào?
Theo đề xuất tại Điều 4 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, áp dụng mức lương tối thiểu như sau:
- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
Thứ nhất, mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
Thứ hai, mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với người lao động trong doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Theo tiết 3.2.b tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với người lao động trong doanh nghiệp được quy định như sau:
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
- Nhà nước công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ, tiền lương bình quân trên thị trường đối với các ngành nghề và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thoả thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động. Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thương lượng, thoả thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác trong thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp. Tăng cường vai trò, năng lực của tổ chức công đoàn và công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?