Tăng lương thêm 21,1% từ 01/7/2024 cho người lao động làm việc ở nơi nào?
Tăng lương thêm 21,1% từ 01/7/2024 cho người lao động làm việc ở nơi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu theo dự kiến được quy định như sau:
- Mức 4.960.000 đồng/tháng và 23.800 đồng/giờ đối với người lao động tại vùng 1.
- Mức 4.410.000 đồng/tháng và 21.200 đồng/giờ đối với người lao động tại vùng 2.
- Mức 3.860.000 đồng/tháng và 18.600 đồng/giờ đối với người lao động tại vùng 3.
- Mức 3.450.000 đồng/tháng và 16.600 đồng/giờ đối với người lao động tại vùng 4.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng là:
- Vùng 1: Mức 4.680.000 đồng/tháng và 22.500 đồng/giờ
- Vùng 2: Mức 4.160.000 đồng/tháng và 20.000 đồng/giờ
- Vùng 3: Mức 3.640.000 đồng/tháng và 17.500 đồng/giờ
- Vùng 4: Mức 3.250.000 đồng/tháng và 15.600 đồng/giờ
Ngoài ra, theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, quy định về địa bàn phân vùng, nguyên tắc áp dụng phân vùng cơ bản kế thừa theo danh mục quy định hiện hành tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Đồng thời, có sự rà soát, cập nhật lại tên một số địa bàn sau khi có sự thay đổi do phải thực hiện sắp xếp lại địa giới hành chính theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những địa bàn có sự thay đổi về hạ tầng, mức độ phát triển thị trường lao động, vùng thu hút đầu tư… theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó phải kể đến:
Điều chỉnh từ vùng 3 lên vùng 2 đối với: Thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên và huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang); thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành (tỉnh Hải Dương); thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình; thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa); huyện Tân Phú, huyện Cẩm Mỹ thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng); thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An).
Như vậy, theo dự kiến thì từ 01/7/2024, nếu dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được thông qua thì người lao động sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng dự kiến từ 3.640.000 đồng/tháng tăng lên 4.410.000 đồng/tháng, tương đương 21,1% khi làm việc tại những nơi sau:
- Thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên và huyện Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình;
- Thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa;
- Huyện Tân Phú, huyện Cẩm Mỹ thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng;
- Thị xã Kiến Tường thuộc tỉnh Long An.
Xem Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: Tại đây
Tăng lương thêm 21,1% từ 01/7/2024 cho người lao động làm việc ở nơi nào?
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mấy yếu tố?
Tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
...
Theo đó, mức lương tối thiểu của người lao động được điều chỉnh dựa trên 07 yếu tố sau:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Quan hệ cung, cầu lao động;
- Việc làm và thất nghiệp;
- Năng suất lao động;
- Khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Cơ quan nào là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu?
Tại khoản 1 Điều 92 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập.
...
Theo đó, Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu đối với người lao động.











- Công văn 1767: Chính thức quyết định cho nghỉ việc những đối tượng nào khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Bỏ cấp huyện: Chính thức tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong thời hạn thế nào?
- Công văn 03: Chế độ phụ cấp lương hiện hưởng của CBCCVC, NLĐ hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới như thế nào?
- Chính thức: Chốt thời hạn và thời gian giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động như thế nào?
- Quyết định thực hiện không chi trả chế độ nghỉ hưu trước tuổi cho CBCCVC có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi nhưng mang lại lợi ích cho cơ quan theo Hướng dẫn 01 đúng không?