Tăng lương hưu, người hưởng có phải nộp thuế TNCN không?
03 lần tăng lương hưu cho người lao động từ 1/7/2024, cụ thể ra sao?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2024, tiền lương hưu được điều chỉnh tăng thêm 15% so với mức lương hưu tháng 6/2024 của người lao động.
Trong đó, nhóm đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP nghỉ hưởng lương hưu trước ngày 01/01/1995, sau khi điều chỉnh tăng lương hưu 15%, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng lương hưu thêm từ 1/7/2024 như sau:
+ Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng;
+ Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, có thể thấy người lao động được tăng lương hưu 15% là chưa đủ vì vẫn tồn tại một số người lao động đang có mức lương hưu thấp (một số người nghỉ hưu trước năm 1995 chỉ có thể hưởng mức lương hưu cao nhất là 3.500.000 đồng/tháng).
Do đó, từ ngày 1/7/2025 khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực cũng sẽ tiếp tục thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu cho những đối tượng có mức lương hưu thấp và những người nghỉ hưu trước năm 1995 để thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ theo quy định tại Điều 67, Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Tăng lương hưu, người hưởng có phải nộp thuế TNCN không?
Tăng lương hưu, người hưởng có phải nộp thuế TNCN không?
Tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014 có quy định như sau:
Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.
...
Có thể thấy, tiền lương hưu thuộc khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, đối với khoản tiền lương hưu được nhận, dù có tăng lương hưu thì người hưởng lương hưu cũng không phải nộp thuế TNCN.
Có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đang hưởng lương hưu không?
Tại khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
...
g) Đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này đồng thời thuộc đối tượng quy định tại điểm k hoặc điểm m khoản 1 Điều này thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng khác ngoài đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên trên cơ sở đề xuất của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
7. Trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng.
Chính phủ quy định đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Lao động là người giúp việc gia đình;
c) Đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều này đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng quy định tại khoản 7 Điều 33 của Luật này.
Theo đó, người đang hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?