Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu?
Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu?
>> Chính thức năm 2024 mức thưởng 04 lần lương cơ sở 2.34 triệu
Từ 1/7/2024 giáo viên trường công lập tiếp tục áp dụng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng (Nghị định 73/2024/NĐ-CP) để xác định mức lương được hưởng theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024. Điều này đã làm tăng lương giáo viên đáng kể so với thời điểm áp dụng lương cơ sở 1.8 triệu đồng tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP (đã hết hiệu lực).
Bởi vì việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Do đó, hiện nay, giáo viên trường công lập là viên chức được xác định tiền lương dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hưởng theo quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV.
Song song với việc giáo viên là viên chức tiếp tục áp dụng mức lương cơ sở mới thì tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 cũng đã đề ra kế hoạch mới về cải cách tiền lương. Cụ thể Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Khả năng giáo viên là viên chức sẽ được áp dụng bảng lương mới tại Nghị quyết 27 là có thể xảy ra nếu đề xuất tại Kết luận 83 được chấp nhận sau năm 2026. Đồng thời, khi chuyển lương cũ sang lương mới thì tiền lương mới của giáo viên sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng (tiền lương theo lương cơ sở) (Căn cứ tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018).
Như vậy, theo kế hoạch mới tại Kết luận 83 thì lương giáo viên sau áp dụng bảng lương mới có thể sẽ được tăng lên hoặc vẫn giữ nguyên so với mức lương theo lương cơ sở gần thời điểm áp dụng bảng lương mới nhất.
Trường hợp tăng lương giáo viên thì mức tăng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo (Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018).
>> Tải bảng lương mới của toàn bộ CBCCVC và LLVT: Tại đây.
>> Lộ trình mới về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu: Tải về.
Mới:
>> Không tăng lương hưu năm 2025 người lao động được tăng lương hưu đợt 1, 2?
Xem thêm:
>> Thống nhất cải cách tiền lương, nâng bậc lương cho toàn bộ CBCCVC và LLVT trong bảng lương mới
>> Năm 2025 lương hưu chính thức của đối tượng đã nghỉ hưu, chưa nghỉ hưu?
>> Tạm dừng tăng lương hưu năm 2025, người lao động, CBCCVC tiếp tục hưởng mức tăng lương hưu đợt mới
Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chính sách tiền lương giáo viên được ưu tiên thế nào?
Tại Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đã đề ra nhiệm vụ phải quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Với quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, Nghị quyết 29 đã đề cập đến việc ưu tiên chính sách tiền lương của giáo viên nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện.
Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 91-KL/TW năm 2024 từ 12/8/2024 nhấn mạnh lại rằng phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục.
Cụ thể tại Mục 6 Kết luận 91-KL/TW năm 2024 có nội dung về chính sách tiền lương giáo viên như sau:
6. Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn. Đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng. Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo.
Theo tinh thần của Kết luận 91 sẽ đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục.
Tiếp tục tập trung thực hiện ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo như đã đề cập trước đó tại Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013.
Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Kết luận 91, vì sao?
Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Kết luận 91-KL/TW năm 2024 bởi vì:
- Cần phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập theo Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013.
- Đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?