Tăng 800.000 đồng lương tối thiểu tháng từ 01/7/2024 được đề xuất với những đối tượng nào?
Mức lương tối thiểu tháng tăng lên bao nhiêu sau 01/7/2024?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng của các vùng hiện nay như sau:
- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng;
- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng;
- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng;
- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng.
Ngày 22/3/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã công bố dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo dự thảo, mức lương tối thiểu tháng của các vùng đã tăng lên so với mức lương tối thiểu hiện tại. Mức tăng này dự kiến được áp dụng từ 01/7/2024.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
- Đối với vùng I: 4.960.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng II: 4.410.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng III: 3.860.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng.
Như vậy, theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu tháng của các vùng từ 01/7/2024 tăng lên như sau:
- Đối với vùng I: tăng 280.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng II: tăng 250.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng III: tăng 220.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng IV: tăng 200.000 đồng/tháng.
Xem Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: TẢI VỀ
Tăng 800.000 đồng lương tối thiểu tháng từ 01/7/2024 được đề xuất với những đối tượng nào?
Tăng 800.000 đồng lương tối thiểu tháng từ 01/7/2024 được đề xuất với những đối tượng nào?
Căn cứ theo Phụ lục Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 07 năm 2024 ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và Phụ lục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì có 04 địa bàn được điều chỉnh từ vùng II lên vùng I gồm: thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái, thị xã Quảng Yên và thị xã Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Theo đó, 04 địa bàn này sẽ được điều chỉnh mức lương từ 4.160.000 đồng/tháng (lương tối thiểu vùng II hiện nay) lên mức 4.960.000 đồng/tháng (lương tối thiểu vùng I theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động).
Như vậy, theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, từ 01/7/2024, những người lao động làm việc tại 04 địa bàn: thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái, thị xã Quảng Yên và thị xã Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh thì tiền lương tối thiểu sẽ tăng 800.000 đồng/tháng.
Có thể giao kết hợp đồng lao động thông qua những hình thức nào?
Theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức giao kết hợp đồng lao động như sau:
Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Như vậy, có thể giao kết hợp đồng lao động thông qua các hình thức sau đây:
- Hợp đồng lao động bằng văn bản.
- Hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
- Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.
Xác định địa bàn để áp dụng lương tối thiểu vùng cho người lao động như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?