Tăng 4 mức trợ cấp người cao tuổi cho những đối tượng nào?
Tăng 4 mức trợ cấp người cao tuổi cho những đối tượng nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, mức trợ cấp người cao tuổi hiện nay được tính theo công thức như sau:
Trợ cấp người cao tuổi = Mức chuẩn trợ giúp xã hội x Hệ số
Trong đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP:
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2024: 500.000 đồng/tháng. Trước đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội được áp dụng là 360.000 đồng/tháng.
- Hệ số:
+ Hệ số 1,5: Áp dụng đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi.
+ Hệ số 2,0: Áp dụng đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 80 tuổi trở lên.
+ Hệ số 1,0: Áp dụng đối với:
++ Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
++ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Hệ số 3,0: Áp dụng đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Như vậy, tăng 4 mức trợ cấp người cao tuổi cho những đối tượng cụ thể như sau:
Đối tượng | Trợ cấp trước 01/7/2024 (đồng/tháng) | Trợ cấp từ 01/7/2024 (đồng/tháng) | Mức tăng thêm (đồng/tháng) |
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng: Từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi. | 540.000 | 750.000 | 210.000 |
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng: Từ đủ 80 tuổi trở lên. | 720.000 | 1.000.000 | 280.000 |
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. - Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng. | 360.000 | 500.000 | 140.000 |
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. | 1.080.000 | 1.500.000 | 420.000 |
Tăng 4 mức trợ cấp người cao tuổi cho những đối tượng nào?
Người lao động cao tuổi được áp dụng chế độ làm việc như thế nào?
Theo quy định tại Điều 148 và Điều 149 Bộ luật Lao động 2019, chế độ làm việc của người lao động cao tuổi được quy định như sau:
- Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian và làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực;
- Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
- Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cao tuổi bao lâu một lần?
Tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
…
Theo đó, đối với người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 12 12 là ngày gì? Người lao động có được về sớm vào ngày này không?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Chính thức quy định mức tăng lương hưu cho toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Đã chính thức tăng lương hưu cho người có mức lương hưu dưới 3500000 sau khi đã điều chỉnh tăng 15% với mấy mức?