Tài xế ô tô gây tai nạn không ở lại hiện trường sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 168 bao nhiêu?

Theo Nghị định 168 tài xế ô tô gây tai nạn không ở lại hiện trường sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

Tài xế ô tô gây tai nạn không ở lại hiện trường sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 168 bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 8, khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
...
16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm n, điểm o khoản 5 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm p khoản 5; điểm a, điểm c khoản 7; khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 9, khoản 10, điểm đ khoản 11 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.

Theo đó, tài xế ô tô gây tai nạn không ở lại hiện trường sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 168 từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Ngoài ra, tài xế ô tô sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm.

Tài xế ô tô gây tai nạn không ở lại hiện trường sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 168 bao nhiêu?

Tài xế ô tô gây tai nạn không ở lại hiện trường sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 168 bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Thời gian lái xe của tài xế ô tô là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ
1. Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.

Theo đó, thời gian lái xe của tài xế ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động 2019.

Tuổi tối đa của tài xế ô tô chở người trên 29 chỗ là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Theo đó, tuổi tối đa của tài xế ô tô chở người trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

Tài xế lái xe
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tài xế ô tô gây tai nạn không ở lại hiện trường sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 168 bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tài xế lái xe quá 48 tiếng một tuần bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Tài xế lái xe ô tô không được lái xe vượt quá 48 giờ trong một tuần đúng không?
Lao động tiền lương
Tài xế lái xe tải sử dụng giấy phép lái xe giả có bị xử lý hình sự không?
Lao động tiền lương
Những nơi nào cấm quay đầu xe mà tài xế lái xe tải cần nắm rõ?
Lao động tiền lương
Tài xế lái xe tải bị tước bằng lái xe thì có được tiếp tục được chạy xe để làm việc không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tài xế lái xe
125 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào