Tài xế lái xe tải bị tước bằng lái xe thì có được tiếp tục được chạy xe để làm việc không?
Tài xế lái xe tải bị tước bằng lái xe thì có tiếp tục được chạy xe để làm việc không?
Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
....
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo đó để được tham gia giao thông thì tài xế lái xe tải cần phải mang theo các giấy tờ cần thiết, trong đó có giấy phép lái xe hay còn gọi là bằng lái xe.
Ngoài ra theo khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
...
Theo đó trong thời gian bị tước bằng lái xe thì tài xế lái xe tải sẽ không được thực hiện các hoạt động theo nội dung của giấy phép đó. Tức là tài xế xe tải sẽ không được lái xe tham gia giao thông để làm việc.
Sau khi hết thời hạn bị tước bằng lái xe, tài xế xe tải có thể điều khiển xe tải để làm việc bình thường.
Tài xế lái xe tải bị tước bằng lái xe thì có được tiếp tục được chạy xe để làm việc không? (Hình từ Internet)
Tài xế lái xe tải có thuộc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không?
Theo Mục 16 Danh mục kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
DANH MỤC CÔNG VIỆC CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
...
13. Làm việc trong không gian hạn chế hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm; vận hành, bảo dưỡng các loại đường ống khí; các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại , xử lý nước thải, rác thải, thông tắc cống.
14. Các công việc vận hành, bảo trì, sửa chữa, thử nghiệm, kiểm định an toàn thiết bị điện, đường dây dẫn điện, nhà máy điện; vận hành trạm nạp ắc quy, sửa chữa, bảo dưỡng ắc quy.
15. Công việc hàn, cắt kim loại.
16. Trực tiếp vận hành tàu hỏa, tàu điện; lái, sửa chữa, bảo hành xe ô tô các loại.
17. Trực tiếp sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng, sành, sứ, thủy tinh, nhựa.
18. Cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp.
19. Trực tiếp sản xuất, chế biến da, lông vũ; công việc nhuộm; chế biến tơ tằm.
20. Trực tiếp làm công việc chặt, cưa, xẻ gỗ, khai thác, chế biến gỗ công nghiệp; bốc xếp thủ công thường xuyên vật nặng từ 30 kg trở lên.
21. Trực tiếp nấu, chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể từ 300 suất ăn một ngày trở lên.
22. Khám, chữa bệnh; chăm sóc người khuyết tật, người bệnh; giải phẫu bệnh, giám định pháp y, xét nghiệm vi sinh vật; các công việc trong lĩnh vực dược phẩm.
23. Kiểm nghiệm, sản xuất thuốc thú y; giữ giống bảo tồn gien, chủng vi sinh vật, ký sinh trùng; diệt khuẩn, khử trùng môi trường; kiểm định thực phẩm, khử trùng.
...
Như vậy, tài xế lái xe tải thuộc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định trên.
Tài xế lái xe tải có bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không?
Theo Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) như sau:
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, tài xế lái xe tải thuộc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động nên bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?