Tải mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn mới nhất?
Bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn là gì?
Bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn là một công cụ mà nhà tuyển dụng sử dụng để ghi lại những ấn tượng, trình độ và mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc.
Để quy trình tuyển dụng và phỏng vấn chuyên nghiệp, hiệu quả, việc xây dựng bảng đánh giá ứng viên đóng vai trò rất quan trọng. Mẫu bảng đánh giá kết quả phỏng vấn nhằm đánh giá ứng viên là để phân loại, chọn lọc được những ứng viên phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng. Dựa vào các thông tin tổng hợp được trên bảng đánh giá, nhà tuyển dụng sẽ thu nhập được nhiều thông tin cần thiết về tính cách, học vấn, năng lực, kinh nghiệm,... của ứng viên.
Tải mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn mới nhất? (Hình từ Internet)
Tải mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn mới nhất?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 cùng các văn bản liên quan không quy định về bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn.
Tuy nhiên, việc lập bảng đánh giá ứng viên thường bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin cá nhân của ứng viên, như họ tên, số điện thoại, email, vị trí ứng tuyển...
- Các tiêu chí đánh giá ứng viên theo năng lực, kỹ năng, kiến thức, thái độ và phẩm chất liên quan đến công việc.
- Các câu hỏi phỏng vấn và câu trả lời của ứng viên cho từng tiêu chí đánh giá.
- Đánh giá mức độ thành thạo, ưu điểm và nhược điểm của ứng viên cho từng tiêu chí đánh giá.
- Ghi chú đặc biệt về những điểm nổi bật hoặc cần cải thiện của ứng viên.
- Kết luận và khuyến nghị của người phỏng vấn về việc tuyển dụng hay loại bỏ ứng viên.
Dưới đây là một vài mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn mà bạn có thể tham khảo:
* Mẫu số 01:
Tải mẫu số 01: Tại đây
* Mẫu số 02:
Tải mẫu số 02: Tại đây
Mẫu số 03:
Tải mẫu số 02: Tại đây
Những câu hỏi phỏng vấn nào phổ biến?
Tùy vào từng vị trí công việc và đặc điểm ngành nghề mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên những câu hỏi khác nhau.
Dưới đây là top những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất mà các nhà tuyển dụng thường sử dụng.
(1) Giới thiệu bản thân của bạn?
Đây là câu hỏi đầu tiên mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ đặt cho ứng viên. Nhà tuyển dụng hỏi nhằm mục đích kiểm tra sự bình tĩnh, kỹ năng giao tiếp và khả năng tạo dựng một mối quan hệ với họ.
(2) Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Người phỏng vấn đang kiểm tra mức độ trung thành của ứng viên với công ty và ứng viên gắn bó với họ trong bao lâu.
(3) Bạn nghĩ mình có ưu điểm gì để hoàn thành tốt công việc?
Xem những ưu điểm nổi bật giúp ích cho vị trí dự tuyển cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm đã có. Qua đó, có thể xác định được các thế mạnh của ứng viên có gắn liền với công việc đang ứng tuyển.
(4) Bạn đang mong muốn mức lương nào?
Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem ứng viên có biết rõ giá trị của bản thân hay không. Họ muốn xem ứng viên có tự tin và tự đánh giá bản thân một cách chính xác hay không, dựa trên những kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực của mình.
(5) Thành tích lớn nhất trong công việc của bạn là gì?
Họ muốn biết về những kết quả cụ thể mà ứng viên đã đạt được trong công việc trước đây, như doanh số, lợi nhuận, tiết kiệm chi phí, khách hàng hài lòng, giải thưởng, chứng nhận... Những thành tích này sẽ chứng minh được năng lực và hiệu quả của ứng viên.
Họ muốn biết về những mục tiêu và kế hoạch mà ứng viên đã đặt ra và thực hiện để đạt được những thành tích đó, như xác định nhu cầu khách hàng, phân tích thị trường, lập chiến lược, theo dõi tiến độ, đánh giá kết quả... Những mục tiêu và kế hoạch này sẽ cho thấy được sự chuyên nghiệp và tổ chức của ứng viên.
(6) Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Người phỏng vấn có thể kiểm tra xem ứng viên đã dành bao nhiêu thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về công ty. Tiến hành nghiên cứu công ty là một trong những bước quan trọng cho sự thành công của một cuộc phỏng vấn.
(7) Bạn nghĩ mình sẽ gắn bó bao lâu với công ty?
Mục đích chính của nhà tuyển dụng đối với câu hỏi phỏng vấn này là họ muốn biết ứng viên có thể làm việc ngay hay không và ứng viên có định làm việc lâu dài tại công ty họ hay không.
(8) Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng là một phần quan trọng, giúp người quản lý tuyển dụng đánh giá tích cực về năng lực và thái độ của ứng viên với công việc đang ứng tuyển.
Có được thu tiền của người lao động tham gia phỏng vấn tuyển dụng không?
Căn cứ Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuyển dụng lao động, cụ thể như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Theo đó, người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?