Tài liệu viên chức được bảo quản bao lâu theo Thông tư 10?
Thời hạn bảo quản tài liệu viên chức là bao lâu theo Thông tư 10?
Thời hạn bảo quản tài liệu viên chức được quy định tại Phần 3.2 Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BNV, cụ thể như sau:
Tên nhóm tài liệu | Thời hạn bảo quản |
Hồ sơ xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức | Vĩnh viễn |
Hồ sơ xây dựng, ban hành Đề án vị trí việc làm | Vĩnh viễn |
Hồ sơ về xây dựng, giao, điều chỉnh, thực hiện chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức | Vĩnh viễn |
Báo cáo thống kê về cán bộ, công chức, viên chức | 20 năm |
Hồ sơ về quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức | - |
- Phiếu tín nhiệm quy hoạch | 05 năm |
- Các thành phần tài liệu khác | 10 năm |
Hồ sơ về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức | |
- Phiếu tín nhiệm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại | 10 năm |
- Các thành phần tài liệu khác | 20 năm |
Hồ sơ về việc tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm, biệt phái, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động | 20 năm |
Hồ sơ về việc cho thôi việc, chuyển công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động | 20 năm |
Hồ sơ về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, giáng chức, từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức | 20 năm |
Hồ sơ nâng ngạch, bậc, chuyển ngạch của cán bộ, công chức, viên chức | 20 năm |
Hồ sơ giải quyết các chế độ, trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức | 20 năm |
Hồ sơ gốc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động | 70 năm |
Hồ sơ về tuyển dụng; thi nâng ngạch, thăng hạng, chuyển ngạch hằng năm; thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý của công chức, viên chức | - |
- Hồ sơ dự thi, bài thi | 05 năm |
- Các tài liệu khác | 10 năm |
Hồ sơ cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác ở nước ngoài | 10 năm |
Hồ sơ quản lý cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài về việc riêng | 05 năm |
Hồ sơ cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các Ban, tổ, hội đồng do cơ quan, tổ chức khác thành lập | 05 năm |
Hồ sơ trả lời về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động | 10 năm |
Hồ sơ về công tác bảo vệ chính trị nội bộ | 20 năm |
Hồ sơ hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ | 10 năm |
Công văn trao đổi về công tác cán bộ | 05 năm |
Tài liệu viên chức được bảo quản bao lâu theo Thông tư 10?
Đánh giá chất lượng bồi dưỡng viên chức thông qua những nội dung nào?
Tại Điều 4 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định:
Mục đích, nội dung đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Cung cấp cho Bộ Nội vụ; các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu những thông tin khách quan về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng, Bộ Nội vụ; các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu đề xuất, triển khai các giải pháp đổi mới để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Nội dung đánh giá:
a) Chương trình, tài liệu.
b) Học viên.
c) Giảng viên.
d) Cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ.
đ) Khóa bồi dưỡng.
e) Hiệu quả sau bồi dưỡng.
Theo đó, đánh giá chất lượng bồi dưỡng viên chức thông qua các nội dung sau:
- Chương trình, tài liệu.
- Học viên.
- Giảng viên.
- Cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ.
- Khóa bồi dưỡng.
- Hiệu quả sau bồi dưỡng.
Đánh giá chất lượng hiệu quả bồi dưỡng trong kỳ bồi dưỡng viên chức qua những tiêu chí nào?
Tại Điều 24 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định:
Tiêu chí đánh giá
...
5. Khóa bồi dưỡng:
a) Nội dung khoá bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của học viên.
b) Khoá học mang lại sự thiết thực, hữu ích cho học viên.
c) Học viên chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập của khóa bồi dưỡng.
d) Công tác giảng dạy của giảng viên được chuẩn bị tốt. đ) Khóa bồi dưỡng được tổ chức bài bản, khoa học.
e) Các điều kiện phục vụ cho khóa bồi dưỡng được Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu đáp ứng tốt.
6. Hiệu quả bồi dưỡng:
a) Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, hiểu biết của học viên đối với lĩnh vực đã học tập được nâng cao.
b) Học viên sử dụng kỹ năng được bồi dưỡng vào trong công việc đạt được tiến bộ.
c) Thái độ của học viên (đối với công việc, đồng nghiệp, cấp trên) có chuyển biến tích cực.
d) Chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của học viên được nâng lên sau khi bồi dưỡng.
Theo đó, đánh giá chất lượng hiệu quả bồi dưỡng trong kỳ bồi dưỡng viên chức qua những tiêu chí sau:
- Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, hiểu biết của học viên đối với lĩnh vực đã học tập được nâng cao.
- Học viên sử dụng kỹ năng được bồi dưỡng vào trong công việc đạt được tiến bộ.
- Thái độ của học viên (đối với công việc, đồng nghiệp, cấp trên) có chuyển biến tích cực.
- Chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của học viên được nâng lên sau khi bồi dưỡng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?