Tác nghiệp trên cao khi sửa chữa cơ điện trong nhà máy tuyển khoáng phải chú ý những thông tin gì?
Tác nghiệp trên cao khi sửa chữa cơ điện trong nhà máy tuyển khoáng phải chú ý những thông tin gì?
Căn cứ khoản 12 Điều 132 QCVN 02:2011/BCT, tác nghiệp trên cao khi sửa chữa thiết bị cơ điện trong nhà máy tuyển khoáng phải chú ý:
- Những người có bệnh tim mạch, cận thị, chân tay tàn phế không được tác nghiệp trên cao;
- Trước khi làm việc trên cao phải kiểm tra dụng cụ leo và dụng cụ an toàn;
- Khi làm việc trên cao phải đi giày mềm, không được đi dép, giày đế cứng, xốp đề phòng trượt ngã;
- Dây an toàn phải buộc chặt vào các vị trí chắc chắn, không được buộc vào các vị trí có mép sắc rễ gây sự cố nguy hiểm;
- Nếu dùng thang để trèo cao, thang không được khuyết bậc. Các bậc thang phải tốt, chắc chắn. Thang kê vào tường phải có chân chống trượt, độ dốc không nhỏ hơn 300. Thang treo thì phải có móc chắc chắn;
- Những giá đỡ, sàn thao tác phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tạm thời phải được làm theo thiết kế đã được giám đốc nhà máy phê duyệt. Giá đỡ các chi tiết đang lắp đặt, gia cố dở dang thì không được tháo dỡ;
- Khi làm việc trên cao phải đặc biệt chú ý tới hoàn cảnh xung quanh như cáp điện, dây điện, các loại thiết bị cơ giới khác, đường ống, giá đỡ v.v.... Nếu thấy có hiện tượng nguy hại đến an toàn của công nhân và các công trình khác thì phải ngừng ngay công việc và áp dụng các biện pháp an toàn bổ sung khắc phục tình trạng trên;
- Tác nghiệp trên cao phải có túi đựng dụng cụ, dụng cụ phải để trong túi, phải có biện pháp chống dụng cụ rơi trong khi sử dụng. Vận chuyển vật liệu, dụng cụ phải dùng dây, cáp móc, nghiêm cấm tung ném;
- Nghiêm cấm làm việc ngoài trời khi có gió cấp 6 trở lên và mưa to, trường hợp đặc biệt cần sửa chữa phải áp dụng các biện pháp an toàn đặc biệt riêng cho từng trường hợp. Các biện pháp đặc biệt này phải được giám đốc nhà máy phê duyệt.
Tác nghiệp trên cao khi sửa chữa cơ điện trong nhà máy tuyển khoáng phải chú ý những thông tin gì? (Hình từ Internet)
Khi tháo nắp, sửa chữa các chi tiết thiết bị cơ điện nặng phải yêu cầu có bao nhiêu người?
Căn cứ khoản 4 Điều 132 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Sửa chữa thiết bị cơ điện
1. Căn cứ tính chất công việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ điện và thực tế hiện trường để lập các biện pháp kỹ thuật và an toàn cho phù hợp. Các biện pháp này phải được giám đốc duyệt.
2. Tháo lắp các chi tiết nặng, các chi tiết trên cao phải dùng thiết bị nâng để hỗ trợ hoặc sử dụng các phương án kê kích, neo buộc chắc chắn phòng ngừa rơi, sập đổ. Nghiêm cấm nâng các vật quá tải trọng cho phép của thiết bị nâng, cáp nâng.
3. Các chi tiết tháo dỡ từ các máy, thiết bị phải được sắp xếp sao cho không làm cản trở công việc sửa chữa, không làm hỏng các chi tiết chưa hỏng hoặc làm trầm trọng hơn các chi tiết đã hỏng.
4. Khi tháo nắp, sửa chữa các chi tiết nặng phải có từ hai người trở lên.
...
Theo đó, khi tháo nắp, sửa chữa các chi tiết thiết bị cơ điện nặng phải có từ hai người trở lên.
Sửa chữa cơ điện trong nhà máy tuyển khoáng phải đáp ứng những quy định chung nào?
Căn cứ Điều 131 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Quy định chung về sửa chữa cơ điện
1. Mặt bằng xưởng cơ khí phải đủ rộng để tiếp nhận thiết bị tuyển đưa vào sửa chữa. Các máy công cụ, máy hàn điện phải được trang bị bộ phận bảo vệ điện như: cầu chì, tiết đất bảo vệ, các khoá ngắt hành trình.
2. Các áptômat, cầu dao cấp điện cho các máy ở các tủ điện trong phân xưởng phải được đánh số, ghi rõ cung cấp điện cho hộ tiêu thụ nào.
3. Trong phân xưởng phải có sơ đồ cung cấp điện đặt tại nơi chiếu sáng tốt và thuận tiện nhất cho việc xem xét, quan sát phục vụ đóng, cắt điện và phòng chống cháy.
4. Phân xưởng phải trang bị phương tiện nâng hạ phục vụ sửa chữa. Xưởng sửa chữa và các máy công cụ phải được chiếu sáng theo tiêu chuẩn hiện hành.
5. Chỉ được thực hiện các công việc đã được phân công, có đầy đủ các biện pháp kỹ thuật, an toàn và có đủ chữ ký của người ra lệnh và người nhận lệnh trong sổ nhật lệnh.
6. Cấm vận hành các thiết bị, máy móc trong phân xưởng cơ khí khi:
a) Không có tiếp đất;
b) Các bộ phận che chắn cơ cấu truyền động không được bắt chặt, bị hỏng hoặc mất;
c) Hỏng hoặc không có các bộ phận bảo vệ điện như: Áptômát, cầu chì, rơ le nhiệt vv...;
d) Chiếu sáng không đảm bảo;
e) Các máy, thiết bị, vật tư trước khi đem vào xưởng sửa chữa phải được vệ sinh sạch sẽ;
g) Sau khi thực hiện xong công việc hoặc hết ca sản xuất, tất cả các máy, nhà xưởng phải được vệ sinh sạch sẽ, các phoi tiện, xỉ hàn, đầu mẩu que hàn và sắt nhọn phải được thu gom đưa vào nơi chứa quy định v.v...;
h) Trước khi ra khỏi xưởng phải cắt điện các máy.
Theo đó, khi sửa chữa cơ điện trong nhà máy tuyển khoáng phải đám bảo tuân thủ các quy định chung như trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?