Sinh viên đi tập nghề có được hưởng lương và phụ cấp hay không? Người tập nghề được hưởng những chế độ gì?
Sinh viên đi tập nghề có được hưởng lương hay không?
Theo khoản 2 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 thì người tập nghề được hiểu là người được người sử dụng lao động tuyển chọn vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc.
Theo khoản 5 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
...
5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
Như vậy, khi sinh viên luật ra trường có thể đi tập nghề để tập làm nghề phù hợp với vị trí mong muốn của mình và sẽ được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên tự thỏa thuận.
Sinh viên đi tập nghề có được hưởng lương và phụ cấp hay không? Người tập nghề được hưởng những chế độ gì?
Sinh viên tập nghề tại công ty được hưởng những gì?
Theo khoản 3, khoản 6 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
...
3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...
5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, người tập nghề khi được người sử dụng lao động tuyển dụng thì sẽ không phải trả bất kì khoản phí đào tạo nào, được trả lương, phụ cấp, thưởng tùy theo sự thỏa thuận của hai bên và sẽ được ký hợp đồng lao động nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động không trả lương cho người tập nghề bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không đào tạo cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác cho mình; hợp đồng đào tạo nghề không có các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật Lao động; thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình; không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Bộ luật Lao động; không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề và đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...
Và theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm của người sử dụng lao động khi có hành vi không trả lương cho người tập nghề sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng với cá nhân, với tổ chức thì mức phạt sẽ được nâng lên 02 lần.
Bên cạnh đó, theo điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định người sử dụng lao động buộc phải trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?