Sập tả lý là gì? Taluy là gì? Hậu quả sập tả lý sau siêu bão YAGI? Người lao động nước ngoài nộp quỹ phòng chống thiên tai ở đâu?
Sập tả lý là gì? Taluy là gì? Hậu quả sập tả lý sau siêu bão YAGI?
Taluy là một thuật ngữ trong ngành xây dựng, có nguồn gốc từ tiếng Pháp "talus," nghĩa là sườn dốc hoặc mái dốc. Taluy thường được sử dụng để chỉ các bề mặt nghiêng so với mặt phẳng ngang, như sườn dốc của một hố đào, nền đắp, hoặc công trình dựng đứng để tăng độ vững chắc.
- Có hai loại Taluy chính:
+ Taluy âm: Là phần mái dốc tính từ mặt đường trở xuống. Ví dụ, khi bạn đứng trên một đoạn đường đèo, taluy âm là phần sườn dốc từ mặt đường xuống vực sâu.
+ Taluy dương: Là phần mái dốc tính từ mặt đường trở lên. Ví dụ, taluy dương là phần sườn dốc từ mặt đường lên đến đỉnh núi.
+ Taluy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và ổn định cho các công trình giao thông, đặc biệt là ở những khu vực đồi núi dễ sạt lở.
- Sập tả lý hay sập taluy là hiện tượng khi một phần của taluy (sườn dốc hoặc mái dốc) bị sụp đổ hoặc sạt lở. Taluy có thể là taluy âm (phần dốc từ mặt đường trở xuống) hoặc taluy dương (phần dốc từ mặt đường trở lên).
- Sập taluy thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như sau:
+ Mưa lớn và lũ lụt: Nước mưa thấm vào đất làm giảm độ bền của taluy, dẫn đến sạt lở.
+ Động đất: Rung chấn từ động đất có thể làm mất ổn định cấu trúc của taluy.
+ Hoạt động xây dựng: Đào bới hoặc xây dựng gần taluy mà không có biện pháp gia cố phù hợp.
+ Thay đổi môi trường: Sự thay đổi về thảm thực vật hoặc dòng chảy nước có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của taluy.
Sập tả lý hay sập taluy sau siêu bão YAGI có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm thiệt hại về tài sản và nguy hiểm cho con người.
*Thông tin mang tính chất tham khảo.
>> Đứt gãy địa chất là gì? Đứt gãy địa chất ở Quảng Ninh sẽ gây hậu quả gì?
Sập tả lý là gì? Taluy là gì? Hậu quả sập tả lý sau siêu bão YAGI? Người lao động nước ngoài nộp quỹ phòng chống thiên tai ở đâu? (Hình từ Internet)
Quỹ phòng chống thiên tai là quỹ của nhà nước đúng không?
Theo Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi điểm a, điểm b khoản 7 Điều 1 bởi Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định:
Quỹ phòng, chống thiên tai
1. Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
2. Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác;
b) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.
4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, mức đóng góp, đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai.
Theo đó, quỹ phòng chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Người lao động nước ngoài nộp quỹ phòng chống thiên tai ở đâu?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định:
Quản lý thu, kế hoạch thu nộp
1. Thủ trưởng tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn có trách nhiệm cung cấp đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp quỹ của các cá nhân do mình quản lý và nộp Quỹ cấp tỉnh theo định mức được quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định này chuyển vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh hoặc tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định này có trách nhiệm thu của cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động thuộc phạm vi quản lý và chuyển vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh hoặc vào tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thu của các đối tượng lao động khác trên địa bàn theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định này và chuyển vào tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền. Việc thu bằng tiền mặt phải có chứng từ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
...
Theo đó người lao động nước ngoài nộp quỹ phòng chống thiên tai cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nộp quỹ phòng chống thiên tai vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh hoặc tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 12 12 là ngày gì? Người lao động có được về sớm vào ngày này không?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Chính thức quy định mức tăng lương hưu cho toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Đã chính thức tăng lương hưu cho người có mức lương hưu dưới 3500000 sau khi đã điều chỉnh tăng 15% với mấy mức?