Quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội như thế nào?
Người lao động tham gia giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội thông qua những phương thức gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 166/2016/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, phương thức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
..
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN theo quy định của Nghị định này.
Theo đó, người lao động có thể tham gia giao dịch điện tử BHXH thông qua các hình thức sau:
- Tham gia trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. (https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn)
Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là điểm truy cập trên môi trường mạng của hệ thống công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để nhận, truyền thông điệp dữ liệu giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội với tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử và với Tổ chức I-VAN.
- Tham gia thông qua Tổ chức I-VAN. (https://baohiemxahoidientu.vn/)
Tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN (hay được gọi là Tổ chức I-VAN) là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin được Bảo hiểm xã hội Việt Nam ký hợp đồng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyền của người lao động khi tham gia giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội như thế nào?
Theo quy định của Điều 12 Nghị định 166/2016/NĐ-CP về quyền của người lao động khi tham gia giao dịch điện tử BHXH như sau:
- Được thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005, Nghị định 166/2016/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Được lựa chọn một trong hai hình thức tham gia giao dịch điện tử BHXH; được lựa chọn Tổ chức I-VAN để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ I-VAN.
- Được Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc Tổ chức I-VAN hướng dẫn, hỗ trợ và giải quyết kịp thời khi gặp sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử.
- Được Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổ chức I-VAN bảo đảm bí mật, tính toàn vẹn về dữ liệu các thông tin giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật.
- Được cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bằng phương tiện điện tử.
Nghĩa vụ của người lao động khi tham gia giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội như thế nào?
Theo quy định của Điều 13 Nghị định 166/2016/NĐ-CP về nghĩa vụ của người lao động khi tham gia giao dịch điện tử BHXH như sau:
- Tạo lập, gửi, nhận các chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN.
- Không thực hiện giao dịch bằng hồ sơ giấy đối với các thủ tục đã đăng ký bằng hình thức giao dịch điện tử trong thời gian đang thực hiện giao dịch điện tử, trừ trường hợp đến hạn nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử mà hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, hạ tầng kỹ thuật chưa khắc phục được sự cố.
- Quản lý chữ ký số và bảo đảm tính chính xác của chữ ký số trên chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử;
- Quản lý tên và mật khẩu của tài khoản giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội để bảo đảm tính an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu trên hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử của Tổ chức I-VAN và hệ thống công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn toàn bộ chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử theo quy định của pháp luật về lưu trữ, giao dịch điện tử, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật có liên quan, trừ trường hợp là cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
- Lưu trữ chứng từ giấy theo quy định của pháp luật về lưu trữ đối với những chứng từ kê khai với cơ quan bảo hiểm xã hội nhưng chưa chuyển sang chứng từ điện tử; xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền đối chiếu, kiểm tra.
- Thực hiện các quy định bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử của Tổ chức I-VAN và hệ thống công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Lập hồ sơ bảo hiểm xã hội bằng giấy hoặc chuyển hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử sang hồ sơ bảo hiểm xã hội giấy để nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ về thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp đến hạn nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử mà hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, hạ tầng kỹ thuật chưa khắc phục được sự cố; chậm nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ đối với giao dịch khác.
+ Sau khi sự cố đã được khắc phục, cơ quan, tổ chức, có trách nhiệm gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử tới Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc Tổ chức I-VAN đã lựa chọn.
- Thực hiện các điều khoản ký kết trong hợp đồng với Tổ chức I-VAN.
- Chấp hành thanh tra, kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về kê khai chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và pháp luật có liên quan.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?