Quyền của người giữ chức vụ Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự hiện nay là gì?
- Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Quyền người giữ chức vụ Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự là gì?
- Yêu cầu về trình độ của người giữ chức vụ Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự là gì?
- Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải có năng lực như thế nào?
Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự quy định tại Phụ lục IX Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Xây dựng văn bản | Tham gia xây dựng văn bản về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề về tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc thẩm quyền. |
Hướng dẫn | Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Thư ký, Thư ký trung cấp thi hành án |
Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ | - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định. - Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật. - Báo cáo kết quả thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; kiến nghị các biện pháp giải quyết. |
Phối hợp thực hiện nhiệm vụ | Phối hợp tổ chức thi hành bản án, cưỡng chế thi hành án và giải quyết các vướng mắc phát sinh. |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp | - Tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác thi hành án dân sự, hành chính trên địa bàn. - Tham dự các cuộc họp đơn vị, cơ quan theo quy định. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác tháng, quý, năm và định kỳ của cá nhân, của đơn vị. | |
Nhiệm vụ khác | Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao. |
Quyền của người giữ chức vụ Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự hiện nay là gì? (Hình từ Internet)
Quyền người giữ chức vụ Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự quy định tại Phụ lục IX Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự có các quyền như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Quyết định thi hành án theo thẩm quyền. |
4.2 | Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án. |
4.3 | Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật. |
Yêu cầu về trình độ của người giữ chức vụ Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự quy định tại Phụ lục IX Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật. - Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự theo quy định. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung ngày 25/11/2014. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, cẩn thận. - Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Phẩm chất khác. |
Các yêu cầu khác | - Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. - Nắm vững nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án trong việc tổ chức thi hành các vụ việc được giao. - Nắm được tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương; thông thạo địa bàn được phụ trách. - Có khả năng phối hợp với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao. - Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của Tòa án; quyết định xử lý vụ việc của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại. - Có khả năng soạn thảo các văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao. - Hiểu biết về lĩnh vực công tác và định hướng phát triển. |
Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải có năng lực như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự quy định tại Phụ lục IX Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải có năng lực như sau:
Nhóm năng lực | Tên năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | Bản lĩnh nghề nghiệp | 2-3 |
Tổ chức thực hiện công việc | 2-3 | |
Soạn thảo và ban hành văn bản | 2-3 | |
Giao tiếp ứng xử | 2-3 | |
Quan hệ phối hợp | 2-3 | |
Sử dụng công nghệ thông tin | Cơ bản | |
Nhóm năng lực chuyên môn | Khả năng chủ trì, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, báo cáo, kế hoạch,… liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ | 2-3 |
Am hiểu các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, về công tác tổ chức cán bộ, báo cáo thống kê, kế toán nghiệp vụ, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; am hiểu sâu và áp dụng thành thạo pháp luật, trình tự, thủ tục về thẩm tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính | 2-3 | |
Khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự theo phân cấp | 2-3 | |
Khả năng tổ chức thực hiện, xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác, tài liệu giảng dạy liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, nghiệp vụ thẩm tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự | 2-3 | |
Nhóm năng lực quản lý | Tư duy chiến lược | 1-2 |
Quản lý sự thay đổi | 1-2 | |
Ra quyết định | 1-2 | |
Quản lý nguồn lực | 1-2 | |
Phát triển nhân viên | 1-2 |
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?