Quy trình bổ nhiệm cán bộ đối với nguồn cán bộ từ nơi khác ra sao?
Quy trình bổ nhiệm cán bộ đối với nguồn cán bộ từ nơi khác ra sao?
Theo Điều 21 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định:
Quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử
...
2. Đối với nhân sự điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn cán bộ ở nơi khác
Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn nhân sự ngoài địa phương, cơ quan, đơn vị thì cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ tiến hành các công việc sau:
2.1. Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ về chủ trương điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
2.2. Bước 2: (1) Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định); lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. (2) Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
2.3. Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ) hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
3. Trường hợp nhân sự do cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đề xuất điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn cán bộ ở nơi khác thì thực hiện quy trình tương tự như quy trình điều động cán bộ nêu tại Điều 30 của Quy định này.
...
Theo đó quy trình bổ nhiệm cán bộ đối với nguồn cán bộ từ nơi khác gồm 3 bước:
Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ về chủ trương điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Bước 2: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định); lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định.
Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Lưu ý: Trường hợp nhân sự do cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đề xuất điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn cán bộ ở nơi khác thì thực hiện quy trình tương tự như quy trình điều động cán bộ nêu tại Điều 30 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022.
Quy trình bổ nhiệm cán bộ đối với nguồn cán bộ từ nơi khác ra sao? (Hình từ Internet)
4 nguyên tắc cần tuân thủ khi bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử là gì?
Theo Điều 16 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định thì 4 nguyên tắc cần tuân thủ khi bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử là:
- Cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, phát huy đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên và người đứng đầu.
- Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường và uy tín của cán bộ; đồng thời, xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
- Không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, phong, thăng quân hàm đối với cán bộ, đảng viên đang bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Trong việc bổ nhiệm cán bộ thì cá nhân có trách nhiệm thế nào?
Theo Điều 17 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định:
Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử
1. Tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự và đánh giá, nhận xét nhân sự được đề xuất.
2. Tập thể lãnh đạo cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thảo luận, đánh giá, nhận xét cán bộ, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Cá nhân, tập thể đề xuất; cơ quan thẩm định; tập thể quyết định cán bộ theo thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về đề nghị, thẩm định, quyết định của mình. Cụ thể:
- Cá nhân, tập thể đề xuất: Chịu trách nhiệm chính trước cấp có thẩm quyền về đánh giá, nhận xét, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm; kê khai tài sản, thu nhập… và ý kiến đề xuất của mình.
- Cơ quan thẩm định: Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, rà soát thông tin đối với nhân sự được đề xuất theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Tập thể quyết định cán bộ: Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Theo đó trong việc bổ nhiệm cán bộ thì cá nhân đề xuất chịu trách nhiệm chính trước cấp có thẩm quyền về đánh giá, nhận xét, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm; kê khai tài sản, thu nhập… và ý kiến đề xuất của mình.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?