Quy tắc cơ bản trong quan hệ với khách hàng của người hành nghề luật sư là gì?
Luật sư là ai?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Luật sư 2006 có giải thích: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Và theo Điều 3 Luật Luật sư 2006, Điều 4 Luật Luật sư 2006 quy định về hoạt động nghề nghiệp luật sư như sau:
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm:
- Tham gia tố tụng;
- Tư vấn pháp luật;
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng;
- Các dịch vụ pháp lý khác.
Bên cạnh đó khi hành nghề thì luật sư cần bảo đảm các nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
(2) Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
(3) Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
(4) Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
(5) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
Quy tắc cơ bản trong quan hệ với khách hàng của người hành nghề luật sư là gì?
Tiêu chuẩn để trở thành luật sư là gì?
Theo Điều 10 Luật Luật sư 2006 thì để trở thành luật sư phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng cử nhân luật;
- Đã được đào tạo nghề luật sư;
- Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư;
- Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư.
Quy tắc cơ bản trong quan hệ với khách hàng của người hành nghề luật sư là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Chương II tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 về Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành, có quy định những quy tắc cơ bản như sau:
Quy tắc 5. Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
Luật sư có nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Quy tắc 6. Tôn trọng khách hàng
Luật sư thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý trên cơ sở yêu cầu hợp pháp của khách hàng, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và sự lựa chọn của khách hàng.
Quy tắc 7. Giữ bí mật thông tin
7.1. Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
7.2. Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Quy tắc 8. Thù lao
Luật sư phải giải thích cho khách hàng những quy định của pháp luật về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao; thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng và mức thù lao, chi phí này phải được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Quy tắc 9. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng
9.1. Nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng.
9.2. Gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư.
9.3. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng.
9.4. Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.
9.5. Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích không chính đáng.
9.6. Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác.
9.7. Cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng.
9.8. Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư.
9.9. Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng.
9.10. Lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xung luật sư trong hoạt động hành nghề để mưu cầu lợi ích trái pháp luật.
Như vậy, là một luật sư cần đảm bảo tuân theo những quy tắc cơ bản trong quan hệ với khách hàng, cụ thể là 5 quy tắc sau đây:
- Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
- Tôn trọng khách hàng
- Giữ bí mật thông tin
- Thù lao (giải thích về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán; mức thù lao rõ ràng, chi phí cho khách hàng và mức thù lao,...)
- Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?