Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ đối với người lao động trong trường hợp nào?

Trong trường hợp nào thì Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ đối với người lao động?

Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ đối với người lao động trong trường hợp nào?

Theo Điều 67 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:

Nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
1. Hỗ trợ đối với người lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc;
b) Người lao động phải về nước trước thời hạn vì người sử dụng lao động ở nước ngoài giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác;
c) Người lao động phải về nước trước thời hạn do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6 của Luật này;
d) Giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
đ) Hỗ trợ thân nhân người lao động trong trường hợp người lao động chết, bị mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
2. Hỗ trợ đối với doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
a) Khai thác, phát triển, ổn định thị trường lao động ngoài nước;
b) Giải quyết những rủi ro liên quan đến người lao động do mình đưa đi.
3. Hỗ trợ cho hoạt động liên quan trực tiếp đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Chi phí quản lý Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Theo đó Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ đối với người lao động trong trường hợp như:

- Người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc;

- Người lao động phải về nước trước thời hạn vì người sử dụng lao động ở nước ngoài giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác;

- Người lao động phải về nước trước thời hạn do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định;

- Giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Hỗ trợ thân nhân người lao động trong trường hợp người lao động chết, bị mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ đối với người lao động trong trường hợp nào?

Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ đối với người lao động trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Đi xuất khẩu lao động không được làm các công việc nào?

Theo Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định đi xuất khẩu lao động hoặc đưa người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động không được làm các công việc sau đây:

- Công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí;

- Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ; chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm); tiếp xúc thường xuyên với măng-gan, đi-ô-xít thủy ngân;

- Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;

- Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất axít ni-tơ-ríc, na-tơ-ri xun-phát, đi-xun-phua các-bon hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc chống mối mọt có độc tính mạnh;

- Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;

- Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);

- Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.

Các hình thức xuất khẩu lao động hợp pháp hiện nay là gì?

Theo Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:

Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Theo đó có 3 hình thức xuất khẩu lao động hợp pháp theo quy định hiện nay gồm:

- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.

- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ đối với người lao động trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Ai giúp người lao động làm việc ở nước ngoài nhận hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước?
Lao động tiền lương
Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước có hỗ trợ người lao động về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động không?
Lao động tiền lương
Thân nhân người lao động mất tích được hưởng mức hỗ trợ bao nhiêu từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước?
Lao động tiền lương
Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước có hỗ trợ người lao động phải về nước do chiến tranh không?
Lao động tiền lương
Nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước là gì?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp và người lao động phải đóng góp bao nhiêu vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hiện nay?
Lao động tiền lương
Người đi xuất khẩu lao động sẽ đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước do ai thành lập?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào