Quân nhân chuyên nghiệp phục viên được hưởng mức trợ cấp tạo việc làm thế nào?
Khi nào quân nhân chuyên nghiệp phục viên?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
Điều kiện thôi phục vụ tại ngũ
1. Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
b) Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
c) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này.
2. Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ theo chế độ bệnh binh khi sức khỏe bị suy giảm theo quy định của pháp luật.
3. Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và được cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
4. Quân nhân chuyên nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì được phục viên.
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp phục viên khi không thuộc các trường hợp sau:
- Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu;
- Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ theo chế độ bệnh binh khi sức khỏe bị suy giảm theo quy định của pháp luật;
- Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành.
Quân nhân chuyên nghiệp phục viên được hưởng mức trợ cấp tạo việc làm thế nào?
Quân nhân chuyên nghiệp phục viên có được trợ cấp tạo việc làm không?
Căn cứ tại Điều 40 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ
...
2. Quân nhân chuyên nghiệp chuyển ngành:
a) Được bảo lưu mức lương, phụ cấp thâm niên tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian là 18 tháng;
b) Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ và mức lương hiện hưởng. Trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương quân nhân chuyên nghiệp tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, được điều động trở lại phục vụ tại ngũ thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng lương, thăng cấp bậc quân hàm và thâm niên công tác.
3. Quân nhân chuyên nghiệp phục viên:
a) Được trợ cấp tạo việc làm, trợ cấp phục viên một lần; được bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Đủ 15 năm phục vụ tại ngũ trở lên, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
c) Được ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển công chức, viên chức;
d) Được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ theo chế độ bệnh binh:
a) Được hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
b) Được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
5. Thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù được quy đổi thời gian đó để tính hưởng quyền lợi khi thôi phục vụ tại ngũ.
6. Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ được sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong ngày lễ; cuộc hội họp và giao lưu truyền thống của quân đội.
7. Chính phủ quy định chi tiết điểm a và điểm b khoản 1, điểm a và điểm c khoản 3, khoản 5 Điều này.
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp phục viên được trợ cấp tạo việc làm.
Quân nhân chuyên nghiệp phục viên được hưởng mức trợ cấp tạo việc làm thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 151/2016/NĐ-CP quy định:
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên theo điểm a, c khoản 3 Điều 40 của Luật, được quy định như sau:
1. Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên; được hỗ trợ đào tạo nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
2. Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi phục viên.
3. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
4. Được ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; hoặc được ưu tiên khi xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp phục viên được hưởng mức trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?