Quân nhân chuyên nghiệp khiếu nại quyết định kỷ luật mà chưa được giải quyết thì có phải chấp hành quyết định kỷ luật đó không?
Quân nhân chuyên nghiệp khiếu nại quyết định kỷ luật mà chưa được giải quyết thì có phải chấp hành quyết định kỷ luật đó không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây, gọi chung là quân nhân), công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công chức, công nhân và viên chức quốc phòng); các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
...
Và căn cứ theo Điều 8 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định như sau:
Khiếu nại quyết định kỷ luật
1. Trường hợp người vi phạm kỷ luật không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng
Khi chưa có quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền, người vi phạm kỷ luật vẫn phải chấp hành nghiêm quyết định hiện hành.
2. Các cơ quan, đơn vị khi nhận được khiếu nại của người vi phạm kỷ luật phải có trách nhiệm xem xét trả lời theo đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp khiếu nại quyết định kỷ luật mà chưa được giải quyết thì phải chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật hiện hành.
Quân nhân chuyên nghiệp khiếu nại quyết định kỷ luật mà chưa được giải quyết thì có phải chấp hành quyết định kỷ luật đó không? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật
a) Thời hiệu xử lý kỷ luật khiển trách là 5 năm; cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm là 10 năm kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới.
Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt;
Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện;
Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
b) Không áp dụng thời hiệu đối với: Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc; hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, hành vi vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; hành vi vi phạm việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp; quân nhân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
...
Theo đó, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp như sau:
- 5 năm đối với hình thức kỷ luật khiển trách kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
- 10 năm đối với hình thức kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Thời điểm có hành vi vi phạm được tính cụ thể như sau:
- Trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới.
- Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt;
- Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện;
- Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
Lưu ý: Sẽ không áp dụng thời hiệu đối với những trường hợp tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 143/2023/TT-BQP.
Quân nhân chuyên nghiệp vi phạm kỷ luật sẽ bị tạm đình chỉ công tác trong bao lâu?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định như sau:
Tạm đình chỉ công tác đối với người vi phạm kỷ luật
1. Trường hợp người vi phạm nếu tiếp tục làm việc có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị hoặc gây khó khăn cho việc xác minh, thì trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật, trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên được quyền tạm đình chỉ công tác đối với người vi phạm kỷ luật thuộc quyền quản lý và tạm thời chỉ định người thay thế, nhưng phải báo cáo lên cấp trên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 90 ngày. Trường hợp đặc biệt do có nhiều tình tiết phức tạp cần được làm rõ thì có thể kéo dài nhưng không được quá 150 ngày.
Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp vi phạm kỷ luật sẽ bị tạm đình chỉ công tác không quá 90 ngày.
Tuy nhiên, thời hạn tạm đình chỉ công tác có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày trong trường hợp đặc biệt do có nhiều tình tiết phức tạp cần được làm rõ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?