Quân nhân chuyên nghiệp được cấp trang phục dã chiến những gì?
Quân nhân chuyên nghiệp được cấp trang phục dã chiến những gì?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định:
Trang phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ, học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật; trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác; mũ và áo chống rét của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Trang phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ, học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật gồm trang phục dự lễ mùa đông và trang phục dự lễ mùa hè; bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
2. Trang phục thường dùng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan, nữ hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng gồm trang phục thường dùng mùa đông và trang phục thường dùng mùa hè:
a) Trang phục thường dùng mùa đông bao gồm: Mũ, quần, áo khoác, áo sơ mi mặc trong, caravat, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng;
b) Trang phục thường dùng mùa hè bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
3. Trang phục thường dùng của nam hạ sĩ quan - binh sĩ; nam học viên chưa phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, nam học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật: Sử dụng một loại trang phục dùng chung cho mùa đông và mùa hè, bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
4. Trang phục dã chiến của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan - binh sĩ bao gồm: Mũ huấn luyện, chiến đấu, mũ mềm dã chiến, quần áo dã chiến, ghệt dã chiến, dây lưng dã chiến; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
5. Trang phục nghiệp vụ của các lực lượng làm nhiệm vụ Nghi lễ, Kiểm soát quân sự, Tòa án quân sự, Vệ binh, Biên phòng cửa khẩu, Tuần tra song phương, Thông tin đường dây, Công tác tàu, Công tác tàu ngầm, Phi công quân sự, Đặc công nước, Chống khủng bố, Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và các lực lượng quân chủng, binh chủng làm nhiệm vụ đặc thù gồm hai loại trang phục nghiệp vụ mùa đông và mùa hè, bao gồm: Mũ, quần áo, giầy hoặc ghệt, găng tay, dây lưng, dây chiến thắng; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
...
Theo đó, trang phục dã chiến của quân nhân chuyên nghiệp bao gồm: Mũ huấn luyện, chiến đấu, mũ mềm dã chiến, quần áo dã chiến, ghệt dã chiến, dây lưng dã chiến; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
Quân nhân chuyên nghiệp được cấp trang phục dã chiến những gì?
Trang phục dã chiến của quân nhân chuyên nghiệp có phải là trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam không?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên; lô gô.
4. Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Trang phục dự lễ, trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác và áo ấm.
Theo đó, trang phục dã chiến của quân nhân chuyên nghiệp là trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đối tượng nào được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
Tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp
1. Đối tượng tuyển chọn:
a) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;
c) Công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Đối tượng tuyển dụng:
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;
b) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.
4. Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Theo đó, đối tượng được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp bao gồm:
- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;
- Công nhân và viên chức quốc phòng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?