Phương pháp phúc tra sĩ quan dự bị được thực hiện như thế nào?
Sĩ quan dự bị là gì?
Căn cứ Điều 5 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân 1999 quy định như sau:
Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ
Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:
...
5. Sĩ quan dự bị.
Và căn cứ Điều 7 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân 1999 sửa đổi bởi Điều 2 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngạch sĩ quan tại ngũ là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái.
2. Sĩ quan biệt phái là sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.
3. Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.
...
Như vậy, sĩ quan dự bị là những người được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ, gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ.
Phương pháp phúc tra sĩ quan dự bị được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Phương pháp phúc tra sĩ quan dự bị được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phúc tra sĩ quan dự bị
1. Hằng năm, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện lập kế hoạch phúc tra sĩ quan dự bị hiện có tại địa phương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; hiệp đồng với đơn vị dự bị động viên phúc tra sĩ quan dự bị đã sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên; chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, nơi không có Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu, hoặc người đại diện hợp pháp có trụ sở trên địa bàn tổ chức phúc tra sĩ quan dự bị chưa sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
2. Phương pháp phúc tra
a) Trực tiếp gặp sĩ quan dự bị, trường hợp sĩ quan dự bị đi vắng thì gặp người đại diện trong gia đình hoặc người đại diện cơ quan quản lý sĩ quan dự bị để nắm và đối chiếu hồ sơ;
b) Trực tiếp gặp trưởng thôn, bản, tổ trưởng dân phố hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức để nắm tình hình những sĩ quan dự bị đã về địa phương hoặc cơ quan, tổ chức chưa đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị hoặc sĩ quan dự bị đi khỏi địa phương hoặc cơ quan, tổ chức nhưng chưa đăng ký di chuyển.
3. Nguồn kinh phí
a) Kinh phí phúc tra sĩ quan dự bị của địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm;
b) Kinh phí phúc tra sĩ quan dự bị đã sắp xếp, bổ nhiệm vào các đơn vị dự bị động viên do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, phúc tra sĩ quan dự bị theo phương pháp sau đây:
- Trực tiếp gặp sĩ quan dự bị, trường hợp sĩ quan dự bị đi vắng thì gặp người đại diện trong gia đình hoặc người đại diện cơ quan quản lý sĩ quan dự bị để nắm và đối chiếu hồ sơ;
- Trực tiếp gặp trưởng thôn, bản, tổ trưởng dân phố hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức để nắm tình hình những sĩ quan dự bị đã về địa phương hoặc cơ quan, tổ chức chưa đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị hoặc sĩ quan dự bị đi khỏi địa phương hoặc cơ quan, tổ chức nhưng chưa đăng ký di chuyển.
Đơn vị nào phải thường xuyên phối hợp với cơ quan quân sự địa phương các cấp trong việc phúc tra sĩ quan dự bị?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị
1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo và hướng dẫn việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị trong phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp thực hiện đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị ở địa phương.
3. Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thực hiện việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị.
4. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị đang lao động, học tập, làm việc có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị.
5. Các cơ quan, tổ chức chỉ tiếp nhận, bố trí việc làm và giải quyết các quyền lợi cho sĩ quan dự bị khi đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký và tạo mọi điều kiện để sĩ quan dự bị thực hiện đầy đủ các quy định về đăng ký ngạch sĩ quan dự bị.
6. Các đơn vị thường trực, các học viện, nhà trường Quân đội đào tạo sĩ quan dự bị làm thủ tục, giới thiệu sĩ quan dự bị về đăng ký lần đầu tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã nơi sĩ quan dự bị cư trú hoặc lao động, học tập, làm việc.
7. Các đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân phải thường xuyên phối hợp với cơ quan quân sự địa phương các cấp trong việc phúc tra, đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị đã sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị mình.
8. Nguồn kinh phí
a) Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý sĩ quan dự bị do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Quốc phòng;
b) Kinh phí đăng ký sĩ quan dự bị do ngân sách địa phương bảo đảm.
Như vậy, các đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân phải thường xuyên phối hợp với cơ quan quân sự địa phương các cấp trong việc phúc tra sĩ quan dự bị đã sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị mình.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?