Phương án sắp xếp tổ chức lại các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố đối với các tỉnh, thành phố sau sáp nhập theo Công văn 2417, cụ thể như thế nào? Điều kiện để cá nhân được phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh gồm những gì?
Phương án sắp xếp tổ chức lại các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố đối với các tỉnh, thành phố sau sáp nhập theo Công văn 2417, cụ thể như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 1 Công văn 2417/BYT-TCCB năm 2025 quy định về phương án sắp xếp tổ chức lại các cơ sở y tế, cấp tỉnh, thành phố đối với các tỉnh, thành phố sau sáp nhập như sau:
(1) Thành lập Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau sắp xếp, trên cơ sở sáp nhập Sở Y tế hiện có của các tỉnh, thành phố trước khi sắp xếp.
(2) Sở Y tế mới là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố sau sắp xếp. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế các tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định tại Thông tư 37/2021/TT-BYT và các nhiệm vụ về bảo trợ xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, trẻ em của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước đây theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH.
Bộ Y tế sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế các tỉnh, thành phố để thay thế Thông tư 37/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế và Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
(3) Cơ cấu tổ chức của Sở Y tế các tỉnh, thành phố:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế được giao, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, xây dựng Đề án, trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định cơ cấu tổ chức của Sở Y tế (các phòng, chi cục thuộc Sở Y tế) phù hợp với yêu cầu quản lý đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế tại địa phương và bảo đảm các tiêu chí quy định tại Nghị định 45/2025/NĐ-CP.
(4) Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố.
Trên cơ sở rà soát, đánh giá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế hiện có trước khi sắp xếp, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố sau sắp xếp tham mưu, trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định duy trì, giải thể hoặc tổ chức lại (sáp nhập, chia, tách hoặc điều chỉnh tên gọi, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ) các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, theo nguyên tắc:
- Bảo đảm duy trì, không gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành y tế tại địa phương.
- Cơ bản duy trì, giữ nguyên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (đa khoa, chuyên khoa, khu vực) và các cơ sở bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội hiện có, là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố sau sắp xếp để duy trì việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản, hoặc chuyên sâu và các dịch vụ trợ giúp xã hội, dịch vụ công tác xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân và các đối tượng bảo trợ xã hội tại địa phương.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Giám định y khoa, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc mỹ phẩm, thực phẩm...); Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, xây dựng Đề án, trình Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố thực hiện việc sáp nhập các đơn vị sự nghiệp có cùng tên, cùng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thành lập đơn vị sự nghiệp công lập mới trực thuộc Sở Y tế của các tỉnh, thành phố sau sắp xếp. Tùy theo quy mô dân số, đặc điểm địa lý, phạm vi hoạt động, mỗi đơn vị sự nghiệp mới này có thể có nhiều cơ sở hoạt động, nhưng phải xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động, cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ sở này, bảo đảm không có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động giữa các cơ sở của đơn vị sự nghiệp đó.
- Sắp xếp, tổ chức lại các Trung tâm Y tế cấp huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có thành Trung tâm Y tế khu vực, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố sau sắp xếp.
Trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố phải rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập hiện có (đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm giám định y khoa, trung tâm pháp y, cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm y tế cấp quận, huyện...) và thực hiện việc sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả, không còn chức năng, nhiệm vụ hoặc chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp khác.
Phương án sắp xếp tổ chức lại các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố đối với các tỉnh, thành phố sau sáp nhập theo Công văn 2417, cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để cá nhân được phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định cá nhân được phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
- Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;
- Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;
- Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Cá nhân bị cấm hành nghề khám bệnh chữa bệnh trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh chữa bệnh gồm:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
- Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
- Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.


- Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178: Đối tượng được hưởng mức lương hưu 45% là ai, mức lương hưu tối đa 75% là ai?
- Bỏ lương cơ sở, quyết định mở rộng quan hệ tiền lương của CBCCVC và LLVT sau năm 2026 nhằm mục đích gì?
- Tiếp tục nghỉ sau lễ 30 4 và 1 5 2025 đối với người lao động tại các doanh nghiệp trong những trường hợp nào?
- Hướng dẫn Cá nhân tự quyết toán thuế TNCN qua mạng (online) trên Thuedientu đầy đủ, chi tiết nhất?
- 05 tiêu chuẩn điều kiện để tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm những gì?